“Thông não” về zero-waste life
Chính là lối sống không rác thải, việc này bao gồm hành động không tạo ra các sản phẩm rác khó hoặc không phân hủy trong môi trường.
![]() |
Từ khi nhựa được phát minh, chúng ta đã tạo ra 8.3 tỉ tấn nhựa (tính đến năm 2016). Tiến sĩ vật lí Roland Geyer cho biết: “Số nhựa chúng ta tạo ra hằng năm có thể bao phủ cả Argentina (nước lớn thứ 8 trên thế giới)”.
Thế hệ Z là thế hệ thật sự quan tâm đến môi trường. Phong trào Zero-waste là minh chứng cho việc các bạn chọn để trở thành “người giải cứu” chứ không chấp nhận mình chỉ là một người “gây hại”.
Vô địch cũng được, không vô địch cũng được, đừng chỉ phá hoại là được
Trà sữa đã là “người anh em cắt máu ăn thề” từ lâu của teen nhà mình. Thế nhưng, hiểm họa tiềm tàng từ cốc, ống hút nhựa lẫn bao ni-lông take-away có thể kể đến như việc nhiễm độc nhựa. Các phân tử nhựa sẽ bị bẻ gãy ngày càng nhỏ, hấp thụ bởi sinh vật, và cuối cùng con người “lãnh đủ”.
![]() |
Bản thân trà sữa không xấu, nhưng vì giá thành sản xuất ly nhựa rẻ hơn nên chúng ta vô tình tiêu thụ nhựa nhiều một cách khủng khiếp. Cũng từ điều trên, trào lưu chọn việc sử dụng những món đồ dùng được nhiều lần đã xuất hiện rộng rãi: Bình giữ nhiệt, ống hút thân thiện với môi trường.
![]() |
Thậm chí còn nhiều bạn sắm quai vải riêng cho mình nữa! Đây là điều mà lối sống Zero waste hướng tới – sử dụng đồ nhiều lần thay vì thải rác không có khả năng phân hủy.
![]() |
Ống hút tre, ống hút inox, ống hút cỏ bàng, ống hút thủy tinh… đã quá quen thuộc với các bạn teen nhưng thật ra nó cũng là một việc giúp ủng hộ lối sống Zero-waste đó.
“Mấy ống hút đó sử dụng nhiều lần được nên dùng nó mình thấy bớt áy náy hơn là dùng ống hút nhựa.” - Bạn Linh Chi (TP.HCM) chia sẻ, bạn cũng cho biết điều khó khăn gặp phải khi dùng những loại ống hút này là vệ sinh “mình thường lấy giấy quấn quanh trước rồi cho vào túi vải đi kèm hoặc đem vô nhà vệ sinh rửa.”