Nguyên nhân khiến laptop bị chậm sau thời gian dài sử dụng
Laptop bị nhiễm virus, malware
Đây chính là nguyên nhân đầu bảng khiến cho chiếc laptop của bạn trở nên ì ạch và chậm chạp hơn thấy rõ. Nếu như thấy chiếc laptop của mình bỗng dưng bị chậm đi, bạn hãy thử quét virus xem sao nhé! Ngoài ra, việc máy tính bị nhiễm virus, malware hay trojan không chỉ khiến hệ thống hoạt động trì trệ mà chúng còn gây ra những lỗ hổng về bảo mật khiến cho những thông tin cá nhân của bạn bì rò rỉ và từ đây, tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu rất dễ dàng.
Không vệ sinh laptop thường xuyên
Có thể nhiều người sẽ thấy bất ngờ về nguyên nhân này nhưng nó lại là một trong những lý do khiến cho laptop nói riêng và cả nhưng hệ thống PC để bàn nói chung bị ảnh hưởng. Việc laptop sau một thời gian dài không được vệ sinh sẽ khiến cho hệ thống tản nhiệt của máy làm việc không còn hiệu quả, dẫn đến những linh kiện bên trong dễ bị nóng và quá nhiệt, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất vận hành.
Không chỉ vậy, bụi bẩn tích tụ lâu ngày cũng sẽ là một ổ chứa vi khuẩn khổng lồ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy, đừng nên lười biếng mà hãy tạo ra một thói quen vệ sinh laptop thường xuyên, đặt lịch đi bảo dưỡng, bảo trì máy tốt nhất là 6 tháng/ lần để đảm bảo cho máy luôn ở trong trạng thái “khỏe mạnh” nhất.
Không cập nhật hệ điều hành
Việc không cập nhật hệ điều hành cũng tương tự như việc bạn không vệ sinh laptop thường xuyên. Không update hệ điều hành lên phiên bản mới cũng đồng nghĩa với việc những lỗi còn tồn đọng ở phiên bản cũ sẽ mãi mãi không bao giờ được vá lại. Ở mỗi bản cập nhật mới, nhà sản xuất sẽ sửa những lỗi ở phiên bản trước đó, đồng thời cũng sẽ vá lại những lỗ hổng bảo mật và có thể còn bổ sung thêm nhiều tính năng tiện ích mới.
Nếu như chiếc laptop của bạn đã quá lâu không cập nhật lên phiên bản mới thì những trình driver trong máy sẽ dần trở nên lỗi thời và đầy ắp những lỗ hổng, từ đó khiến cho thiết bị hoạt động dần mất đi sự ổn định vốn có, ảnh hưởng tới công việc và trải nghiệm sử dụng hàng ngày của chính bạn.
RAM không còn đáp ứng được nhu cầu cá nhân
RAM chính là nơi lưu trữ những dữ liệu mà CPU và GPU xử lý. Điều này đồng nghĩa với việc khi dung lượng RAM máy quá thấp so với các tác vụ bạn đang thực hiện thì sẽ gây ra tình trạng quá tải làm chiếc laptop chậm, giật lag.
Ổ cứng bị hết dung lượng
Không chỉ ổ cứng cơ HDD mà những chiếc ổ cứng SDD khi dung lượng bộ nhớ sắp bị quá tải thì nguy cơ chiếc laptop chạy chậm đi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi thấy máy tính bỗng dưng bị chậm, lag, bạn hãy kiểm tra ngay ổ cứng, đặc biệt là ổ C. Nếu thấy sắp đầy thì hãy mau chóng tiến hành dọn dẹp, xóa những tập tin, phần mềm không cần thiết và ít sử dụng để giải phóng bộ nhớ cho máy nhé.
Cách khắc phục tình trạng laptop bị chậm
- Dọn dẹp bớt những dữ liệu thừa trong ổ đĩa và thùng rác.
- Sử dụng tính năng chống phân mảnh ổ cứng thường xuyên.
- Nâng cấp ổ cứng SSD cho laptop.
- Tắt hiệu ứng đồ họa, biểu tượng trong suốt.
- Vô hiệu hóa chức năng System Restore.
- Sử dụng Disk Cleanup.
- Gỡ bỏ các chương trình không cần thiết.
- Không chạy quá nhiều ứng dụng, chương trình cùng lúc.
- Không để máy tính quá tải nhiệt.
- Nâng cấp RAM.
- Tắt những ứng dụng khởi chạy cùng Windows.