Facebook: Mark Zuckerberg lần đầu thừa nhận người dùng thiếu quyền kiểm soát dữ liệu

Facebook: Mark Zuckerberg lần đầu thừa nhận người dùng thiếu quyền kiểm soát dữ liệu
HHT - Mark Zuckerberg và các nhà quản lý tại Hội nghị thường niên F8 đã tập trung vào vấn đề đang được quan tâm số một hiện nay: Bảo mật dữ liệu.

Mark Zuckerberg mở đầu hội nghị thường niên F8 diễn ra ngày 2/5 với một bài phát biểu quan trọng, đi thẳng vào vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay đó là những dự định của Facebook trong việc xây dựng lại niềm tin của người dùng sau khi nó bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vụ bê bối Cambridge Analytica.

Đáng chú ý, có vẻ như Facebook cuối cùng cũng thừa nhận rằng người dùng mạng xã hội hiện đang thiếu quyền kiểm soát nghiêm trọng đối với những dữ liệu bị khai thác trong thời gian gần đây. Đây cũng là vấn đề mà Mark Zuckerberg từng "né tránh" các Thượng nghị sĩ trong phiên điều trần dành riêng cho mình diễn ra vào trung tuần tháng 4.

Facebook: Mark Zuckerberg lần đầu thừa nhận người dùng thiếu quyền kiểm soát dữ liệu ảnh 1

Mark Zuckerberg tiếp tục xin lỗi người dùng, hướng đến tương lai

"Một trong những điều mà tôi học được từ kinh nghiệm của mình, đó là tôi không có đủ thời gian để làm rõ một vài câu hỏi về dữ liệu trong nội dung buổi điều trần với Quốc hội Mỹ", Mark Zuckerberg cho biết. "Tuy nhiên, chúng tôi đang nỗ lực để triển khai các dự án nhằm đảm bảo quyền lợi của người dùng trên mạng xã hội".

"Chúng tôi đã thấy điều gì xảy ra khi mọi thứ không đi theo quỹ đạo của nó, và những gì cần phải làm để biến mọi việc đúng trở lại". Mark Zuckerberg lặp đi lặp lại tuyên bố của chính ông tại phiên điều trần, cho rằng Facebook cần phải làm tốt hơn trong việc xây dựng các công cụ góp phần thay đổi thế giới. "Chúng ta phải có cái nhìn rộng hơn về trách nhiệm của chính mình".

Mark Zuckerberg lần đầu tiên thừa nhận người dùng thiếu quyền kiểm soát dữ liệu thông qua những giải pháp giúp họ có được quyền kiểm soát cần thiết.

Qua đó, ông chủ mạng xã hội Facebook khẳng định giá trị cốt lõi của công ty vẫn là "ưu tiên con người". "Cùng với nhau, chúng ta sẽ có một thế giới tốt đẹp hơn. Đó là lý do chúng tôi vẫn không ngừng xây dựng, phát triển, và sứ mệnh này vẫn chưa hoàn thành", Mark Zuckerberg nói.

"Quyết định khó khăn nhất mà tôi đã thực hiện trong năm nay không phải là đầu tư quá nhiều vào an toàn và an ninh", Mark khẳng định. "Quyết định đó thật sự dễ dàng. Nhưng phần khó khăn nhất đó là làm cách nào để chúng tôi tiến về phía trước. Gần đây, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện về những gì mà Facebook hướng tới, và thế giới sẽ ra sao nếu như Facebook biến mất".

Facebook: Mark Zuckerberg lần đầu thừa nhận người dùng thiếu quyền kiểm soát dữ liệu ảnh 2

"Tôi tin rằng chúng ta cần phải tạo ra những công nghệ để đưa mọi người đến gần nhau hơn - và điều đó sẽ không tự xảy ra. Tuy nhiên sẽ chẳng có gì đảm bảo là chúng ta sẽ làm nó hoàn toàn đúng cách. Đây là điều thực sự khó khăn". Mark Zuckerberg phát biểu. "Tuy nhiên có một điều mà tôi có thể khẳng định đó là nếu chúng ta không đối mặt với nó, thì thế giới sẽ chẳng thể đi lên theo cái cách mà chúng ta mong muốn".

Những vấn đề trước mắt của Facebook

Tại buổi hội nghị thường niên F8, Mark Zuckerberg nhấn mạnh những thách thức mà Facebook phải vượt qua trong tương lai, bao gồm 2 lĩnh vực chính là bảo mật dữ liệu người dùng và nạn tin tức giả mạo.

Về nạn thông tin giả, Mark Zuckerberg xác định 3 lĩnh vực chính mà Facebook đang tìm cách để loại bỏ, đó là: Thư rác, Tài khoản giả mạo, và Tin tức giả mạo - thuyết âm mưu.

Theo đó, đối với các tài khoản giả mạo, Zuckerberg cho biết Facebook sẽ loại bỏ và đưa chúng ra khỏi mạng lưới kết nối của mình. Đối với các tin tức giả, ông muốn ngăn chặn sự lây lan, phát tán của chúng, đồng thời khẳng định "Facebook sẽ lọc bỏ các bài viết liên quan một cách chính xác hơn".

Facebook: Mark Zuckerberg lần đầu thừa nhận người dùng thiếu quyền kiểm soát dữ liệu ảnh 3

Mark Zuckerberg giữ thái độ lạc quan, cầu thị, và cho biết Facebook còn nhiều điều phải làm để đảm bảo quyền lợi, cũng như kết nối của người dùng trên thế giới.

Về vấn đề bảo mật thông tin, Mark nói: "Điều gì đã xảy ra với Facebook sau vụ Cambridge Analytica là một sự tổn hại lớn trong niềm tin của người dùng. Họ là một nhà phát triển ứng dụng, nhưng lại thu thập dữ liệu mà mọi người chia sẻ với họ và bán nó."

"Chúng tôi cần đảm bảo rằng Facebook có thể tìm thấy được bất kỳ ứng dụng xấu nào đang tồn tại". Ông chủ mạng xã hội Facebook chia sẻ, đồng thời cho biết công ty đang trải qua đợt truy quét ứng dụng có quy mô cực lớn kể từ thời điểm trước năm 2014. "Chúng tôi đang yêu cầu tất cả mọi người trên thế giới, hãy cùng chung tay để thắt chặt lại các quyền riêng tư của chính họ."

Vài giờ trước khi Mark Zuckerberg bước lên sân khấu chính, Facebook cũng đã công bố một sáng kiến mới được gọi là "Clear History" nhằm cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu của chính mình. Thông qua tính năng mới này, họ giờ đây có thể loại bỏ khả năng theo dõi các hoạt động của tài khoản cá nhân như lịch sử thích trang, theo dõi trang, các chủ đề tìm kiếm nhiều,...

"Còn rất nhiều thứ để làm", ông chủ Facebook tổng kết lại. "Tuy nhiên bên cạnh bảo mật và đảm bảo các quyền riêng tư, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục xây dựng các sản phẩm kết nối mọi người theo những các mới".

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
Ngọn thác chảy ngược, nước “bay” lên cao khiến người xem không tin vào mắt
Ngọn thác chảy ngược, nước “bay” lên cao khiến người xem không tin vào mắt
HHT - Một hiện tượng kỳ lạ đã xảy ra ở ngọn thác tại Ireland: Nước thay vì đổ từ trên cao xuống thì lại bay ngược lên trên. Bất kỳ ai nhìn cảnh này cũng thấy khó tin, nhiều người xem video còn cho rằng đây là “clip giả”. Nhưng hiện tượng ngọn thác lộn ngược là thật 100%, vậy điều gì đã tạo ra hiệu ứng này?

Có thể bạn quan tâm

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

HHT - Trong trận đấu ĐT Lào - ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2024, những con số thống kê đều nghiêng về phía ĐT Việt Nam, mà ấn tượng hơn cả là tỷ lệ kiểm soát bóng. ĐT Việt Nam kiểm soát bóng đến 73,8% thời gian, vượt trội so với 26,2% của ĐT Lào. Có phải kiểm soát bóng nhiều hơn là tốt hơn, hay con số này có thể nói lên điều gì nữa?