Gen Z trước vấn nạn tin giả: Chủ động tra cứu để thoát bẫy "thao túng tâm lý"

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trước lo ngại của Gen Z về độ bảo mật của các ứng dụng ngân hàng, giao dịch "không chạm", ngày hội TINTERNET -  #AntiFakeNews đã đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích, hỗ trợ Gen Z cảnh giác hơn trước các bẫy thao túng của kẻ lừa đảo. 

Nhằm nâng cao an toàn khi sử dụng mạng tại Việt Nam, hạn chế phát tán và lan truyền tin giả, tin sai sự thật trên Internet, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã tổ chức chiến dịch "Tin" (#AntiFakeNews).

Sau hơn 2 tháng tổ chức, chiến dịch đã nhận được nhiều sự tham gia nhiệt tình của các TikToker và sự hưởng ứng của Gen Z - một trong những đối tượng chính, đã và đang có nguy cơ tiếp xúc với nguồn tin giả mỗi ngày.

Gen Z trước vấn nạn tin giả: Chủ động tra cứu để thoát bẫy "thao túng tâm lý" ảnh 1

Tin giả, dù chỉ thật sự bùng nổ trong vài năm gần đây, nhưng được xem là một trong những rủi ro toàn cầu khi gây ra thiệt hại với giá trị khổng lồ.

Theo báo cáo gần nhất về những rủi ro toàn cầu (Global risk) của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF), tin giả, tin sai sự thật đang đang là một trong những mối lo ngại hàng đầu của thế giới, khi đối tượng của hình thức truyền thông sai lệch này không chỉ đơn thuần là một cá nhân mà còn có thể là bất kỳ doanh nghiệp, tập đoàn, thậm chí là một lĩnh vực, ngành công nghiệp.

Báo cáo vào năm 2019 của ĐH Baltimore (Mỹ) và CHEQ (công ty tư nhân về giải pháp an ninh mạng) cho thấy, tin giả - tin sai sự thật đã gây ra mức thiệt hại khoảng 78 tỷ USD (tương đương 1,893 nghìn tỷ đồng).

Gen Z trước vấn nạn tin giả: Chủ động tra cứu để thoát bẫy "thao túng tâm lý" ảnh 2

Báo cáo của ĐH Baltimore và CHEQ đã ước tính con số thiệt hại mà tin giả, tin sai sự thật gây ra cho các lĩnh vực.

Đáng chú ý, một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng bởi lượng tin thất thiệt chính là tài chính, ngân hàng, chứng khoán với khoản thiệt hại ước tính là 65 tỷ USD (1,578 nghìn tỷ đồng).

Gen Z trước vấn nạn tin giả: Chủ động tra cứu để thoát bẫy "thao túng tâm lý" ảnh 3

2/3 giá trị thiệt hại nằm trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.

Lo ngại về tin giả trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng dần tăng cao khi trào lưu thanh toán không tiền mặt, thanh toán qua mã QR, ví điện tử hay chạm thẻ vật lý, thẻ phi vật lý được tích hợp vào các thiết bị thông minh... dần phổ biến tại Việt Nam.

Trước tình hình đó, nhiều lời khuyên từ các chuyên gia trong diễn đàn đã được đưa ra để người trẻ có thể cẩn trọng hơn trước lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày.

Khi tiếp xúc với một thông tin hấp dẫn, gay cấn, Gen Z cần cân nhắc thông qua một vài câu hỏi như: “Mình có tận mắt thấy toàn bộ sự việc?”, “Điều này có đáng tin không?”. Để tăng độ tin cậy, Gen Z cũng có thể chủ động tra cứu thông tin chính thống và chính chủ từ các nguồn đáng tin cậy như báo, phương tiện truyền thông chính thống; các trang báo điện tử uy tín, trang web, fanpage "chính chủ" của thương hiệu,...

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính đều minh bạch thông tin trên các nền tảng, kể cả đường dây nóng hay hộp thư điện tử. Vì vậy, trước những tin nhắn hay cuộc gọi khả nghi, Gen Z hoàn toàn có thể "chậm khoảng chừng là 2 giây" để cẩn thận đánh giá bản thân có đang bị "thao túng tâm lý", tránh sa vào bẫy tin giả của các đối tượng lừa đảo.

Gen Z trước vấn nạn tin giả: Chủ động tra cứu để thoát bẫy "thao túng tâm lý" ảnh 4

Gen Z hoàn toàn có thể "chậm khoảng chừng 2 giây" để cẩn thận đánh giá bản thân có đang bị "thao túng tâm lý", tránh sa vào bẫy tin giả.

Gen Z trước vấn nạn tin giả: Chủ động tra cứu để thoát bẫy "thao túng tâm lý" ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm