Gia đình đi bằng tứ chi ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến giới khoa học đau đầu, được giải thích thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nhiều thành viên trong một gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ có cách di chuyển khiến các nhà khoa học khắp thế giới phải “đau đầu”: Họ đi bằng cả tứ chi, tức là cả 2 chân lẫn 2 tay, được miêu tả là gần giống như loài gấu. Trường hợp kỳ lạ này có thể được giải thích thế nào?

Các nhà khoa học đã rất ngỡ ngàng về trường hợp nhiều thành viên của một gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển theo cách khác thường: Họ đi lại bằng cả tứ chi.

Gia đình này ở thành phố Ulas (tỉnh Sivas). Lần đầu tiên nhiều người biết đến họ là qua một phim tài liệu năm 2006 của kênh BBC. Giáo sư Nicholas Humphrey, nhà tâm lý học tiến hóa ở Trường Kinh tế London (Anh), thấy rằng trong số 18 trẻ em được sinh ra ở gia đình này, 6 em có đặc điểm là đi bằng cả tứ chi. Đây là điều chưa bao giờ được thấy ở những người trưởng thành trong xã hội hiện đại. Thật không may, một trong 6 em sau đó đã qua đời.

Gần đây, giáo sư Humphrey nói trên một chương trình của Úc rằng trong cả những tưởng tượng khác thường nhất về khoa học, ông cũng không bao giờ nghĩ rằng “con người hiện đại có thể trở lại trạng thái động vật” như vậy.

Gia đình đi bằng tứ chi ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến giới khoa học đau đầu, được giải thích thế nào? ảnh 1

Nhiều thành viên của gia đình này di chuyển bằng tứ chi. Ảnh: 60 Minutes Australia.

Ông Humphrey giải thích thêm: “Ngoài ngôn ngữ và một số đặc điểm khác, điều phân biệt chúng ta rõ nhất với phần còn lại của thế giới động vật là chúng ta là loài đi trên 2 chân và giữ đầu đứng thẳng… Những người này (trong gia đình nói trên) đã vượt qua ranh giới đó”.

Trước đây, gia đình ở Ulas được miêu tả là “mắt xích liên kết còn thiếu giữa loài người và loài vượn”, và một nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng sự “đảo ngược tiến hóa” có thể đã xảy ra. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học như ông Humphrey cho rằng những tuyên bố đó là không đúng, mà lý do thực sự có thể là một đặc điểm nào đó về mặt di truyền ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương khớp.

Gia đình đi bằng tứ chi ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến giới khoa học đau đầu, được giải thích thế nào? ảnh 2

Hệ thống xương của gia đình này có sự khác biệt? Ảnh: NY Post.

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Liverpool đã thực hiện kiểm tra và thấy rằng, những trẻ em trong gia đình nói trên có khung xương giống vượn hơn là giống loài người và có một phần tiểu não bị teo lại. Tuy nhiên, những người khác (ngoài gia đình trên) nếu có tình trạng như vậy về não thì vẫn đi lại được trên 2 chân, theo trang Daily Star.

Nhưng lại có một điểm độc đáo nữa: Loài vượn thì chống các khớp đốt ngón tay xuống đất để di chuyển, còn những thành viên của gia đình trên thì chống lòng bàn tay xuống, cho thấy sự khác biệt quan trọng.

Giáo sư Humphrey cho rằng, kiểu đi lại của gia đình này không phải giống vượn, mà là giống thời điểm giữa lúc loài người rời khỏi cây (không sống trên cây nữa) với lúc hoàn toàn đi lại bằng 2 chân.

Gia đình đi bằng tứ chi ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến giới khoa học đau đầu, được giải thích thế nào? ảnh 3

Họ chống cả lòng bàn tay xuống đất khi đi lại. Ảnh: NY Post.

Một nhà vật lý trị liệu đã được cử giúp đỡ những trẻ em trong gia đình này và cung cấp cho các em thiết bị để giúp đi trên 2 chân, sau đó khả năng di chuyển của các em được cải thiện đáng kể. Vì vậy, các nhà khoa học cũng tin rằng, vì bố mẹ các em đi bằng tứ chi, các em cũng ít được khuyến khích đứng trên 2 chân ở thời điểm sau 9 tháng tuổi nên sự phát triển càng bị ảnh hưởng, dẫn đến việc cứ đi bằng tứ chi mãi nếu không được can thiệp.

Gia đình đi bằng tứ chi ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến giới khoa học đau đầu, được giải thích thế nào? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn: Học Bác phải thể hiện bằng hành động, việc làm cụ thể
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn: Học Bác phải thể hiện bằng hành động, việc làm cụ thể
HHT - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh, để thực hành tốt tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trước hết chúng ta phải hiểu, nắm rõ nội dung của tư tưởng, nội dung của phong cách, đạo đức của Người. Nhưng ngược lại, nếu đã thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác nhưng lại không hành động, không cụ thể hóa bằng những việc làm thì quá trình học tập đó là học suông, là vô nghĩa.

Có thể bạn quan tâm

5 cách giúp điện thoại của bạn "nhân đôi tuổi thọ", cực đơn giản ai cũng làm được

5 cách giúp điện thoại của bạn "nhân đôi tuổi thọ", cực đơn giản ai cũng làm được

HHT - Trong quá trình sử dụng điện thoại, người dùng nên tuân thủ các gợi ý sau sẽ giúp cho thiết bị của mình hoạt động lâu dài hơn. Thay vì phải chi tiền để đổi mới hàng năm, bạn nên áp dụng cách tối ưu để nhân đôi tuổi thọ điện thoại bạn. Lúc này, bạn sẽ hình thành được thói quen sử dụng đơn giản để kéo dài tuổi thọ điện thoại mà không cần phải có kiến thức chuyên sâu về công nghệ.
Ngày Thu phân đã đến, có phải giờ mới bắt đầu mùa Thu và nó tạo ra những thay đổi gì?

Ngày Thu phân đã đến, có phải giờ mới bắt đầu mùa Thu và nó tạo ra những thay đổi gì?

HHT - Có thể bạn đã cảm thấy thời tiết mùa Thu được cả tháng nay rồi, mà sắp đến Trung thu rồi cơ mà! Nhưng hóa ra theo khoa học thì mùa Thu ở Bắc bán cầu chưa thực sự bắt đầu mà phải chờ đến tận ngày Thu phân - chính là hôm nay, 23/9. Vậy ngày này có ý nghĩa thế nào, tạo những thay đổi ra sao?