Giáo sư Đại học Harvard nghiên cứu về sự trung thực bị cáo buộc làm giả dữ liệu

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đây quả là chuyện thật như đùa, khi một giáo sư có tiếng ở ĐH Harvard đã thực hiện nghiên cứu về sự trung thực lại bị cáo buộc là không hề trung thực.

Có thể coi đây là một ví dụ về từ “mỉa mai” khi người nghiên cứu về cách chống sự thiếu trung thực lại cũng là người thiếu trung thực.

Những thông tin chống lại Francesca Gino, giáo sư giảng dạy môn Quản trị Kinh doanh của ĐH Harvard (Mỹ), bắt đầu rộ lên khi tờ báo Chronicle of Higher Education (Biên niên sử Giáo dục bậc cao) viết rằng Max Bazerman, đồng tác giả một nghiên cứu với Gino, khẳng định một trong các nghiên cứu của Gino có kết quả giả.

Giáo sư Đại học Harvard nghiên cứu về sự trung thực bị cáo buộc làm giả dữ liệu ảnh 1

Bà Francesca Gino cũng là một nhà khoa học nghiên cứu hành vi từng được giải thưởng. Ảnh: Trường Kinh doanh Harvard.

Nghiên cứu nói trên đã được xuất bản trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, sau đó bị rút lại. Nghiên cứu đề cập đến một thí nghiệm yêu cầu người tham gia điền vào các tờ khai thuế và bảo hiểm.

Một đoạn trong nghiên cứu, được ghi là do Gino giám sát, giải thích rằng, nhiều văn bản viết do các doanh nghiệp và Chính phủ yêu cầu đều dựa trên việc khai báo trung thực. Bằng chứng cho sự trung thực thường được thể hiện qua chữ ký ở cuối văn bản/ tờ khai. Nghiên cứu đã thử cố làm giảm sự thiếu trung thực trong những tờ khai đó bằng cách yêu cầu người khai ký ở đầu thay vì cuối văn bản, và đưa ra kết luận rằng những người ký ngay từ đầu thì sẽ khai trung thực hơn.

Tuy nhiên, Bazerman cho biết, trường Harvard đã cung cấp cho ông văn bản dài 14 trang với “bằng chứng thuyết phục” về việc làm giả dữ liệu cho nghiên cứu trên.

Giáo sư Đại học Harvard nghiên cứu về sự trung thực bị cáo buộc làm giả dữ liệu ảnh 2

Maurice Schweitzer, một học giả, giờ đang phải xem lại 8 nghiên cứu mà ông thực hiện chung với bà Gino xem có dấu hiệu nào của dữ liệu giả không. Ảnh: Harvard.

Một ngày sau bài đăng của tờ báo Chronicle, blog tên là DataColoda do 3 học giả về khoa học hành vi quản lý đã chia sẻ một loạt thông tin, khẳng định việc làm giả dữ liệu không chỉ dừng ở một nghiên cứu, mà là 4, tất cả đều do Gino là đồng tác giả. Họ nói đã báo việc này cho trường Harvard và tin rằng còn nhiều nghiên cứu khác của Gino - có thể phải đến hàng chục - có chứa dữ liệu giả.

Những cáo buộc trên khiến rất nhiều người bất bình, vì các nghiên cứu xuất phát từ trường Harvard từ xưa đến nay đều rất được tin tưởng, được sử dụng trong nhiều cuốn sách.

Giáo sư Đại học Harvard nghiên cứu về sự trung thực bị cáo buộc làm giả dữ liệu ảnh 3

Trường Harvard đã nhận được báo cáo về việc bà Gino làm giả dữ liệu và kết quả nghiên cứu. Ảnh: Getty.

Đến ngày 26/6, Gino vẫn chưa có phản hồi gì với báo chí, còn thông tin từ trường Harvard cho biết bà đang nghỉ phép. Trường Harvard từ chối bình luận ở thời điểm này.

Nếu toàn bộ sự việc này là đúng thì đây có thể lại là dữ liệu cho một nghiên cứu hành vi mới, về sự phức tạp của con người chẳng hạn.

Giáo sư Đại học Harvard nghiên cứu về sự trung thực bị cáo buộc làm giả dữ liệu ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Video người dân Bangkok xếp hàng dài chờ taxi khi mưa to: Hơn cả mua iPhone 15

Video người dân Bangkok xếp hàng dài chờ taxi khi mưa to: Hơn cả mua iPhone 15

HHT - Mỗi khi trời mưa to, người dân Hà Nội rất khó gọi taxi, hoặc có gọi được cũng phải chờ khá lâu. Nhưng thực tế, như vậy vẫn chưa là gì nếu nhìn vào những người xếp hàng dài dằng dặc ở Bangkok khi mưa to ngập lụt đường phố. Ngay cả khi biết là có nhiều người chờ taxi thì khi xem video, dân mạng vẫn không khỏi ngạc nhiên.
Tranh cãi "văn hóa săn Tây": Phương pháp học ngoại ngữ gây phiền hà cho khách du lịch?

Tranh cãi "văn hóa săn Tây": Phương pháp học ngoại ngữ gây phiền hà cho khách du lịch?

HHT - Một bài viết được đăng tải với nội dung kêu gọi teen ngưng việc “săn Tây” - tiếp cận khách du lịch phương Tây nhằm trau dồi ngoại ngữ - đã mở ra một cuộc tranh luận sôi nổi. Nhiều teen cho rằng, "phương pháp học ngoại ngữ" này không có gì sai, vấn đề chỉ nằm ở cách bắt chuyện sao cho lịch sự và tinh tế.