Giờ thì chúng ta đều biết điều gì sẽ xảy ra khi Mặt Trời chết đi

Giờ thì chúng ta đều biết điều gì sẽ xảy ra khi Mặt Trời chết đi
HHT - Người ta thường nói rằng có hai điều chắc chắn trong cuộc sống: Là cái chết và thuế. Và điều này đúng cho cả Mặt Trời nữa (à, Mặt Trời thì không có thuế).

Đúng, ngôi sao lớn đó trên bầu trời cuối cùng cũng sẽ chết. Nhưng cho đến giờ, chưa ai thực sự biết chuyện gì sẽ xảy ra sau khi nó chết.

Nghiên cứu mới của trường Đại học Manchester đã khám phá ra rằng khi Mặt Trời cạn kiệt nguồn nhiên liệu hydro của của nó trong khoảng 5 tỷ năm nữa, thì nó sẽ biến thành một quầng khí và bụi khổng lồ phát sáng.

Trong thiên văn học, người ta gọi quầng này là “tinh vân hành tinh” và nó có thể mở rộng tới quỹ đạo của sao Kim hoặc hơn nữa.

Tiến sĩ Albert Zijlstra, một người trong đội nghiên cứu, nói: “Tinh vân hành tinh là một trong những thứ đẹp nhất trên bầu trời đêm. Thật tuyệt khi biết rằng một ngày nào đó, Mặt Trời cũng tạo ra một tinh vân hành tinh, cho dù chúng ta sẽ không thể được nhìn thấy nó!”.

Hình ảnh “tinh vân hành tinh” có thể được tạo thành sau khi Mặt Trời chết đi.

Tinh vân này sẽ tồn tại khoảng 10.000 đến 20.000 năm, rồi khi phân tán, thì nó sẽ tạo ra vật chất để tạo thành một số ngôi sao và hành tinh mới.

Các nhà nghiên cứu có thể đi đến kết luận này sau khi họ tạo ra một loạt những mẫu hình trên máy tính để phân tích. Người ta từng tin rằng Mặt Trời quá nhỏ nên không thể tạo ra một tinh vân hành tinh, nhưng những dữ liệu mới cho thấy Mặt Trời sẽ tạo ra đủ hơi nóng để trở thành một tinh vân hành tinh như thế.

Tiến sĩ Zijlstra nói thêm: “Chúng tôi thấy những ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của Mặt Trời khoảng 1,1 lần thì tạo ra tinh vân nhạt hơn; còn những ngôi sao có khối lượng bằng ba lần Mặt Trời thì tạo ra tinh vân sáng hơn. Còn với những ngôi sao khác, độ sáng được dự đoán rất gần với những gì đã được quan sát, nên nghiên cứu về Mặt Trời là có cơ sở”.

Cả quá trình biến đổi của Mặt Trời sau khi chết đi nghe rất giống như một hình thức “tái sinh” ở quy mô lớn nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng ra, phải không bạn?

Theo NBC
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao tro cốt của một nhà khoa học được rắc vào đúng mắt siêu bão lịch sử Milton?

Tại sao tro cốt của một nhà khoa học được rắc vào đúng mắt siêu bão lịch sử Milton?

HHT - Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ tiết lộ, họ đã rắc tro cốt của một nhà khoa học vào đúng mắt của siêu bão Milton - cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024, tính đến thời điểm này. Nhiều cư dân mạng đã đặt câu hỏi về sự việc “lần đầu nghe thấy” này, hóa ra đằng sau đó có một lý do xúc động.
Bão Milton có 30 lốc xoáy “dẫn đường” trước khi đổ bộ, được giải thích thế nào?

Bão Milton có 30 lốc xoáy “dẫn đường” trước khi đổ bộ, được giải thích thế nào?

HHT - Cơn bão Milton đã tạo ra đợt “bùng phát lốc xoáy” ở bang Florida (Mỹ) với hàng chục lốc xoáy xuất hiện trước khi bão đổ bộ. Những lốc xoáy này đã gây thiệt hại về người trước khi bão Milton đi vào đất liền. Vậy tại sao có hàng chục lốc xoáy đi “mở đường” cho bão Milton như vậy?