Tại sao tro cốt của một nhà khoa học được rắc vào đúng mắt siêu bão lịch sử Milton?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ tiết lộ, họ đã rắc tro cốt của một nhà khoa học vào đúng mắt của siêu bão Milton - cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024, tính đến thời điểm này. Nhiều cư dân mạng đã đặt câu hỏi về sự việc “lần đầu nghe thấy” này, hóa ra đằng sau đó có một lý do xúc động.

Trong khi việc khắc phục hậu quả của cơn bão lịch sử Milton - đổ bộ bang Florida (Mỹ) sáng 10/10 (theo giờ Việt Nam) - vẫn đang diễn ra, NOAA đã tiết lộ rằng các nhà khí tượng của họ đã rắc tro cốt của một nhà khoa học vào đúng mắt cơn bão này, theo ABC News.

Nhà khoa học đó là ông Peter Dodge, chuyên gia nghiên cứu bão, đã mất năm 2023 ở tuổi 72 sau khi bị ngã và đột quỵ.

Theo NOAA, họ thực hiện việc để ông Dodge an nghỉ trên bầu trời như vậy là cách thể hiện sự kính trọng ông Dodge và tinh thần, sự nghiệp của ông.

Tại sao tro cốt của một nhà khoa học được rắc vào đúng mắt siêu bão lịch sử Milton? ảnh 1

Ông Peter Dodge. Ảnh: NOAA.

Ông Dodge đã có 44 năm nghiên cứu bão ở NOAA, thực hiện 386 chuyến bay xuyên qua mắt bão với khoảng 100 cơn bão khác nhau, theo nhà khí tượng học Jeff Masters, đồng nghiệp cũ của ông Dodge. Ông Masters nói: “Không có nhiều người làm được như ông Dodge. Có lẽ chỉ khoảng 10 nhà khoa học trên thế giới từng bay vào mắt bão nhiều như vậy”.

Thông tin này khi được đăng lên mạng xã hội đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Ngoài việc thán phục ông Dodge, một số người đặt ra câu hỏi rằng làm một việc như vậy có nên không.

Thực tế, khi NOAA làm việc này thì chắc chắn phải có sự đồng ý của gia đình ông Dodge. Bà Shelley Dodge, em của ông Dodge, đã nói với trang AP: “Đây là việc rất xúc động… Việc này cũng đã được thông báo cho họ hàng của chúng tôi”.

Tại sao tro cốt của một nhà khoa học được rắc vào đúng mắt siêu bão lịch sử Milton? ảnh 2

Đội ngũ trên chuyến bay thu thập dữ liệu về bão Milton của NOAA tập trung trước khi thả tro cốt của ông Dodge vào mắt bão. Ảnh: Sim Aberson/ NOAA via AP.

Đội ngũ của Trung tâm Điều hành Máy bay của NOAA đã rắc tro cốt của ông Dodge vào đúng mắt bão Milton khi cơn bão này đang là siêu bão Cấp 5 - cấp cao nhất trên thang đo bão của Mỹ, chưa đầy 24 giờ trước khi nó đổ bộ bang Florida. Bản ghi dữ liệu của chuyến bay kết thúc bằng một dòng rất xúc động: Chuyến bay xuyên qua mắt bão thứ 387 của nhà nghiên cứu bão Peter Dodge (1950 - 2023).

Tại sao tro cốt của một nhà khoa học được rắc vào đúng mắt siêu bão lịch sử Milton? ảnh 3

Một phần bản ghi dữ liệu của chuyến bay vào mắt bão Milton cho thấy dòng cuối được viết để tưởng nhớ ông Dodge. Ảnh: Michael Lowry.

Và đó là chuyến bay xuyên qua mắt bão cuối cùng của ông Dodge.

Tại sao tro cốt của một nhà khoa học được rắc vào đúng mắt siêu bão lịch sử Milton? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện thú vị về “tên” của 3 ngày đầu năm mới 2025 khiến dân mạng xôn xao

Phát hiện thú vị về “tên” của 3 ngày đầu năm mới 2025 khiến dân mạng xôn xao

HHT - Có lẽ không nhiều người để ý đến việc năm mới sẽ bắt đầu vào ngày thứ mấy trong tuần. Nhưng có người lại phát hiện ra một điều thú vị (hoặc đáng để căng thẳng, tùy vào việc bạn là người tích cực hay tiêu cực) về 3 ngày đầu năm mới 2025 sắp tới, khiến cư dân mạng xôn xao bàn tán.
Con khỉ chạy 2 chân y hệt con người khiến ai cũng ngạc nhiên, liệu có dị thường?

Con khỉ chạy 2 chân y hệt con người khiến ai cũng ngạc nhiên, liệu có dị thường?

HHT - Trong khi bình thường khỉ vẫn đi bằng 4 chân thì ở một đoạn video mới được chia sẻ, một con khỉ chạy rất nhanh chỉ bằng 2 chân sau, mà trông dáng chạy của nó rất giống con người. Đoạn video nhanh chóng được xem gần 12 triệu lượt. Tại sao con khỉ này có sự “tiến hóa” lạ như vậy và đây có phải điều khác thường không?
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh rất mạnh, nhiệt độ Hà Nội có thể xuống 8 độ C

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh rất mạnh, nhiệt độ Hà Nội có thể xuống 8 độ C

HHT - Nhiệt độ ở miền Bắc nước ta đang tăng dần trước khi đón đợt không khí lạnh tiếp theo. Tuy nhiên, đợt không khí lạnh sau đó mới đáng chú ý hơn, vì nó có cường độ mạnh hơn hẳn, dự báo có thể “kéo” nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội xuống mức rét hại ở những thời điểm nhất định trong ngày.