Góc nhìn mới về cách đọc nữ quyền luận qua hai ấn phẩm mở đường cho Tủ sách Giới

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Buổi tọa đàm “Cách đọc nữ quyền luận - Những tham chiếu từ Toni Morrison và Shirley Jackson” cùng các diễn giả chia sẻ về những vấn đề văn học trong sự gắn kết với thực tiễn xã hội, đưa ra những tham vấn mới về cách đọc nữ quyền luận.

Tới tham dự buổi tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS Vũ Thanh - Nguyên Phó viện trưởng Viện Văn học; ông Lê Thanh Hà - Giám đốc NXB Thanh Niên; Nhà báo Nguyễn Huy Lộc - Ủy viên Ban Biên tập báo Tiền Phong; ông Chu Đình Hoàng - Giám đốc San Hô Books; Biên tập viên Nguyễn Hà Trang. Và đặc biệt là hai diễn giả chính của chương trình: TS văn học, dịch giả Trần Ngọc Hiếu - Giảng viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Th.S Phụ nữ học Võ Quỳnh Lan - Đại học University of York, Anh Quốc cùng nhiều độc giả.

Góc nhìn mới về cách đọc nữ quyền luận qua hai ấn phẩm mở đường cho Tủ sách Giới ảnh 1

Hai cuốn Mắt nào xanh nhất (The Bluest Eye) của Toni Morrison và Ta vẫn luôn sống trong lâu đài (We have Always Live in the Castle) của Shirley Jackson được San Hô Books xuất bản vào năm 2022, mở đường cho Tủ sách Giới. Đây là hai cuốn tiểu thuyết được xếp vào hàng kinh điển, xoay quanh những người phụ nữ phải vượt qua những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, những mâu thuẫn giằng xé, những cái nhìn của xã hội, ngóng chờ tương lai được giải phóng khỏi nỗi sợ hãi, khát vọng ước mơ nhỏ bé của bản thân để vượt lên nghịch cảnh.

Góc nhìn mới về cách đọc nữ quyền luận qua hai ấn phẩm mở đường cho Tủ sách Giới ảnh 2

Tiểu thuyết Mắt nào xanh nhất (The Bluest Eye) và Ta vẫn luôn sống trong lâu đài (We have Always Live in the Castle).

Mắt nào xanh nhất sử dụng ngôn từ phong phú và tầm nhìn táo bạo, tái hiện lại một cách sống động nỗi sợ hãi, sự cô đơn và bi kịch của một bé gái da màu, phơi bày hiện thực trần trụi về vấn đề phân biệt chủng tộc nhức nhối trong lòng nước Mỹ. Trong khi đó, Ta vẫn luôn sống trong lâu đài là một thiên cổ tích ớn lạnh mà đẹp đẽ dị thường. Là nữ nhà văn sáng tác trong thời đại xã hội Mỹ chỉ ghi nhận sự hiện diện của người phụ nữ trong căn bếp, Shirley Jackson viết về sự phản kháng, cuộc nổi loạn, hiện thực hóa khát vọng “được tách biệt, được một mình, được tự đứng và bước đi trên đôi chân mình, không khác thường, yếu đuối, bất lực, nhục nhã".

Góc nhìn mới về cách đọc nữ quyền luận qua hai ấn phẩm mở đường cho Tủ sách Giới ảnh 3

Hai diễn giả của buổi tọa đàm - TS. Trần Ngọc Hiếu và Th.S Võ Quỳnh Loan.

Với hai tác phẩm trên, TS. Văn học Trần Ngọc Hiếu đã nhấn mạnh xu hướng nữ quyền giao cắt (các vấn đề giới - chủng tộc - giai cấp); sự liên hệ giữa vấn đề nữ quyền và thể loại Gothic; các cơ chế bạo lực, chấn thương về giới trong tiểu thuyết của Toni Morrison. Còn Th.S Phụ nữ học Võ Quỳnh Lan phân tích sự xuất hiện của tiểu thuyết Ta vẫn luôn sống trong lâu đài như một hiện tượng gắn liền với làn sóng nữ quyền thứ hai tại Mỹ và cách đọc một văn bản từ góc độ nữ quyền trong bối cảnh văn hoá Việt Nam.

Về phương pháp đọc nữ quyền luận, TS Trần Ngọc Hiếu cho rằng độc giả có thể tiếp cận theo hai hướng đó là mã thể loại hoặc mã tạo hình của nhân vật nữ. Còn với Th.S Võ Quỳnh Lan thì “khi tiếp cận một văn bản dưới góc nhìn nữ quyền, bạn cần phải hiểu được mình là ai và mình muốn đi tìm nó như thế nào, mỗi người sẽ có những góc nhìn khác nhau, nó là sự giao thoa giữ danh tính, chủng tộc và giai cấp”.

Góc nhìn mới về cách đọc nữ quyền luận qua hai ấn phẩm mở đường cho Tủ sách Giới ảnh 4

Rất nhiều độc giả hào hứng tới dự buổi tọa đàm.

Tọa đàm cũng thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả trẻ. Bạn Phạm Ngọc Phương (20 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Sau buổi tọa đàm, mình thấy cách đọc mà các diễn giả đã chia sẻ khá là mới lạ đối với mình. Bản thân mình sẽ đọc nó không theo cách truyền thống mà sẽ đọc theo góc nhìn đa chiều hơn, thấu hiểu hơn về các nhân vật trong tác phẩm. Bản thân là thế hệ Gen Z thì mình khá là hứng thú về cách đọc và đề tài này. Những tranh luận về nữ quyền cũng liên quan đến việc một người phụ nữ nên thể hiện như thế nào trong cuộc sống của mình và buổi tọa đàm ngày hôm nay đã giúp độc giả như mình phần nào hiểu được những giá trị cốt lõi của nữ quyền”.

Góc nhìn mới về cách đọc nữ quyền luận qua hai ấn phẩm mở đường cho Tủ sách Giới ảnh 5

Độc giả trẻ Lâm Phương Linh bày tỏ sự mến mộ với diễn giả.

“Buổi tọa đàm hôm nay khá là hay và thú vị. Khi đặt bản thân vào vấn đề này, dưới góc nhìn của nữ quyền luận, mình sẽ tập trung hơn vào vai trò của người phụ nữ hoặc nhiệm vụ của người phụ nữ như trong hai cuốn sách của hai tác giả Toni Morrison và Shirley Jackson. Thời đại đó đã khá là cũ, mọi người sẽ luôn có những cái nhìn về người phụ nữ như thế này là sai, như thế kia là đúng. Sau buổi tọa đàm hôm nay, mình hiểu ra những giá trị từ ngày xưa đến nay vẫn có thể áp dụng được” - bạn Lâm Phương Linh chia sẻ.

Góc nhìn mới về cách đọc nữ quyền luận qua hai ấn phẩm mở đường cho Tủ sách Giới ảnh 6

Ông Chu Đình Hoàng - Giám đốc San Hô Books bộc bạch với khán giả về những mong muốn tốt đẹp của công ty trong tương lai.

Ngoài ra, đại diện của San Hô Books chia sẻ mong muốn thông qua Tủ sách Giới gửi tới độc giả Việt những tác phẩm kinh điển lẫn đương thời nhất về chủ đề “giới”.Và gần như độc giả quốc tế đang đọc và tiếp cận điều gì, độc giả Tủ sách Giới của San Hô Books cũng được đọc và tiếp cận những điều tương tự.

Góc nhìn mới về cách đọc nữ quyền luận qua hai ấn phẩm mở đường cho Tủ sách Giới ảnh 10
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn thăm đoàn viên, thanh niên tập luyện chuẩn bị lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Trung ương Đoàn thăm đoàn viên, thanh niên tập luyện chuẩn bị lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
HHT - Ngày 27/4, đoàn công tác T.Ư Đoàn do Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy dẫn đầu đã đến Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc thăm, tặng quà đoàn viên, thanh niên lực lượng diễu binh thuộc Bộ công an tham gia phục vụ cho lễ diễu binh, diễu hành trong đại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. 

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.