Lời cảnh tỉnh phụ huynh từ "Tòa Án Vị Thành Niên": Khi cha mẹ cũng cần học "làm cha mẹ"

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Không chỉ phản ánh hiện thực xã hội hay mang tính giáo dục về việc làm sai sẽ phải chịu hình phạt thích đáng dù ở bất cứ độ tuổi nào, "Juvenile Justice" (Tòa Án Vị Thành Niên) còn tạo nên những khoảng lặng, khiến các bậc phụ huynh phải suy ngẫm.

* Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung phim

Tòa Án Vị Thành Niên là loạt phim mới được Netflix phát hành. Bộ phim xoay quanh các vụ án liên quan trực tiếp đến trẻ vị thành niên. Mỗi đứa trẻ trong bộ phim là một hoàn cảnh, một câu chuyện khác nhau. Kết thúc mỗi phiên xét xử là một bài học khiến người xem, đặc biệt là bậc làm cha mẹ phải nhìn lại chính mình.

Lời cảnh tỉnh phụ huynh từ "Tòa Án Vị Thành Niên": Khi cha mẹ cũng cần học "làm cha mẹ" ảnh 1

Nhân vật chính của Tòa Án Vị Thành Niên là Thẩm phán Shim Eun Seok, được thủ vai bởi “chị đại” Kim Hye Soo, cái tên bảo chứng cho diễn xuất và kịch bản chất lượng qua nhiều bộ phim đình đám trước đó như Signal, Hyena... Shim Eun Seok là vị Thẩm phán tài giỏi, sắc sảo, ngoài lạnh trong nóng. Cô là vị thẩm phán luôn hết lòng vì công việc, nhưng tâm lý bị tổn thương sau sự ra đi của con trai.

Lời cảnh tỉnh phụ huynh từ "Tòa Án Vị Thành Niên": Khi cha mẹ cũng cần học "làm cha mẹ" ảnh 2

Shim Eun Seok được bổ nhiệm làm Thẩm phán tại Tòa án vị thành niên quận Yeonhwa. Tại đây, cô gặp Cha Tae Joo (Kim Moo Yeol thủ vai), người đồng nghiệp giàu lòng trắc ẩn, có phong cách làm việc hoàn toàn đối lập với cô. Cha Tae Joo là một người tin tưởng chắc chắn vào cơ hội thứ hai. Anh tin rằng mọi người có thể thay đổi theo hướng tốt hơn nếu câu chuyện của họ được lắng nghe. Hai người đã cùng nhau giải quyết những vụ án và bóc tách những tổn thương mà trẻ em phải đối mặt, cũng như trách nhiệm của người lớn trong việc nuôi dạy con em của họ.

Lời cảnh tỉnh phụ huynh từ "Tòa Án Vị Thành Niên": Khi cha mẹ cũng cần học "làm cha mẹ" ảnh 3

Tại Tòa Án Vị Thành Niên, lời biện hộ quen thuộc: "Chúng còn nhỏ, không biết gì cả" bị vô hiệu lực. Chỉ ra mức độ nghiêm trọng và trừng phạt hành động sai của trẻ vị thành niên là một chuyện, Tòa Án Vị Thành Niên còn trực tiếp phê phán cách nuôi dạy, bảo vệ con cái của người lớn có thể ảnh hưởng xấu đến hành vi của trẻ. Những lời cảnh tỉnh phụ huynh về môi trường nuôi dưỡng, giáo dục con cái được Tòa Án Vị Thành Niên lồng ghép khéo léo trong từng lời thoại của nhân vật, một cách vừa đủ và tinh tế.

Như cách Thẩm phán Eun Seok chia sẻ sau khi kết thúc vụ án đầu tiên trong phim: "Nếu như cha mẹ không nỗ lực, thì con cái của họ sẽ không thay đổi", hay trong lời của Giám đốc Trung tâm cải tạo nữ Puream - Oh Seon Ja: "Thực ra, xuất phát điểm của hầu hết các hành vi sai trái đều là gia đình".

Lời cảnh tỉnh phụ huynh từ "Tòa Án Vị Thành Niên": Khi cha mẹ cũng cần học "làm cha mẹ" ảnh 4

Oh Seon Ja cũng tâm sự với Thẩm phán Shim Eun Seok về nguyên nhân dẫn đến hành động sai trái của trẻ vị thành niên: "Khi bị tổn thương trong gia đình, trẻ em thường tự ngược đãi chính mình. Chúng sẽ phạm những tội mà bình thường không làm. Dù biết việc đó sai, nhưng chúng vẫn làm. Với hi vọng việc tự hành hạ bản thân, cũng sẽ gây ra nỗi đau khổ cho gia đình. "Xin hãy để ý đến con, con đang rất mệt mỏi". Rồi tự hỏi sao không ai nhận ra".

Khi nhắc về tổn thương của trẻ em phải chịu đựng do bạo lực gia đình, là một người từng trải, Thẩm phán Cha Tae Joo đã thuyết phục "đàn chị" Eun Seok: "Những đứa trẻ bị tổn thương do bạo lực gia đình, sẽ chẳng thể nào lớn lên được nữa. Mười năm? Hai mươi năm? Chỉ có thời gian là trôi đi thôi, còn đứa trẻ ấy sẽ mãi mãi mang trong mình những tổn thương". Câu nói này được đã Thẩm phán Eun Seok dùng để thuyết phục bà nội của cô bé, người đang bị cha bạo hành, đưa ra bằng chứng để buộc tội con trai trước Tòa, bảo vệ cháu gái.

Lời cảnh tỉnh phụ huynh từ "Tòa Án Vị Thành Niên": Khi cha mẹ cũng cần học "làm cha mẹ" ảnh 5

Một khán giả Việt sau khi thưởng thức bộ phim để lại bình luận: "Thật ra cha mẹ nên học làm cha mẹ trước khi dạy con. Vì cha mẹ là "mentor" (người cố vấn - PV), định hướng chung, giới thiệu cơ hội và hỗ trợ".

Không phải sự ghê sợ dành cho tội phạm vị thành niên, Tòa Án Vị Thành Niên bùng nổ toàn cầu bởi sự phản ánh chân thực, tính nhân văn khi kêu gọi được sự đồng cảm của khán giả với những tổn thương của trẻ, cũng như thức tỉnh bậc phụ huynh về trách nhiệm của mình.

Lời cảnh tỉnh phụ huynh từ "Tòa Án Vị Thành Niên": Khi cha mẹ cũng cần học "làm cha mẹ" ảnh 9
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Tài tử sáng giá nhất cho giải Thị Đế Baeksang 2024: Kim Soo Hyun hay Im Si Wan?

Tài tử sáng giá nhất cho giải Thị Đế Baeksang 2024: Kim Soo Hyun hay Im Si Wan?

HHT - Giống như bảng nữ, dàn ứng cử viên Thị Đế Baeksang 2024 được đánh giá là ngang tài ngang sức. Kim Soo Hyun đang gây sốt với "Queen of Tears". Nam Goong Min tạo nên thành công của kiệt tác cổ trang "My Dearest". Yoo Yeon Seok có màn hắc hóa thành công trong "A Bloody Lucky Day". Ryu Seung Ryong đem đến những rung cảm tinh tế trong "Moving". Im Si Wan - mỹ nam xuất thân là idol cũng có màn trình diễn đáng nhớ trong "Boyhood".