Mặt trái của trào lưu "Wattpad nói": Biến tấu mất cái hay của tác phẩm kinh điển

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trào lưu "Wattpad nói"/ "Wattpad không nói" rộ lên thời gian gần đây được dân mạng hưởng ứng vì lan tỏa vẻ đẹp và sự phong phú của tiếng Việt. Nhưng netizen cũng nhìn ra điểm trừ của trào lưu này đến từ việc thiếu đi trích dẫn tác giả của những câu văn. Gây tranh cãi nhất là việc "ngôn tình hóa" các tác phẩm kinh điển của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.

Từ giữa tháng 7, trên MXH Threads, cư dân mạng tạo ra trào lưu "Wattpad nói", trích dẫn các câu văn mà bản thân thấy thú vị trong các tiểu thuyết mạng trên "app Cam". Chiếc trendnày lan rộng ra các nền tảng mạng xã hội khác, nhận được lượt "thả tim" lớn và hưởng ứng từ đông đảo dân mạng vì giúp người đọc thêm yêu tiếng Việt "gấp tỷ lần".

Mặt trái của trào lưu "Wattpad nói": Biến tấu mất cái hay của tác phẩm kinh điển ảnh 1Mặt trái của trào lưu "Wattpad nói": Biến tấu mất cái hay của tác phẩm kinh điển ảnh 2

Những phiên bản khác của "Wattpad nói" cũng được tạo ra như "idol nói", "mẹ nói", "học sinh tôi nói", "các nhà văn nổi tiếng nói"...

Mặt trái của trào lưu "Wattpad nói": Biến tấu mất cái hay của tác phẩm kinh điển ảnh 3

Cư dân mạng "đu trend" với những trích dẫn từ tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam.

Nhưng netizen cũng chỉ ra điểm trừ của trào lưu này là thiếu tôn trọng "chất xám". Nhiều người dùng cho rằng "Wattpad nói" sẽ hay ho và đáng khen hơn nếu những tài khoản "đu trend" trích nguồn của câu văn. Bởi rõ ràng, những câu trích dẫn đều tới từ một tác phẩm nào đó do một tác giả tiểu thuyết mạng viết. Họ mới là chủ nhân thực sự và cần được tán dương, không phải riêng Wattpad - nền tảng đăng tải tác phẩm.

"Wattpad nói" viral và đôi khi bị coi là "cú pháp" cố định, dẫn tới một vài người lấy câu văn hay từ một cuốn sách nào đó bỏ vào trend "app Cam". Với người đã đọc và nhớ ra tác phẩm gốc thì không sao, nhưng với số đông cư dân mạng khác có thể gây ra hiểu lầm.

Mặt trái của trào lưu "Wattpad nói": Biến tấu mất cái hay của tác phẩm kinh điển ảnh 4

Dấy lên làn sóng tranh cãi lớn nhất chính là việc những trích dẫn sai từ tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam lại viral, dễ gây lầm tưởng. Thay vì trích dẫn nguyên văn, một số người dùng chọn diễn giải, "biến tấu" ý văn, ý thơ của các tác giả. Điều này khiến nhiều người đọc cảm thấy khó chịu vì lối viết bị cho là lạm dụng từ Hán Việt, khiến câu văn có nét tương đồng với lối diễn đạt của tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc, kém hay và mất đi nét đẹp của câu văn/câu thơ gốc.

Mặt trái của trào lưu "Wattpad nói": Biến tấu mất cái hay của tác phẩm kinh điển ảnh 5Mặt trái của trào lưu "Wattpad nói": Biến tấu mất cái hay của tác phẩm kinh điển ảnh 6

Để thể hiện sự bất bình, những dòng trạng thái đính chính đã được nhiều cư dân mạng khác đăng tải, chia sẻ, nhận được lượt tương tác khủng.

Dưới đây là một số bình luận của cư dân mạng Việt về bất cập trong trào lưu "Wattpad nói":

"Làm content mà làm vậy người đọc tưởng thật chứ đùa không vui".

"Đọc mà thấy văn phong bị sượng là biết ngay không phải các cụ nhà ta viết. Tức á!".

"Các bác viết hay bao nhiêu mà sao chế lại nghe vừa ngang vừa ngôn tình hóa mà tức."

"Cơ mà thỉnh thoảng cứ có cái kiểu ngữ pháp văn phong ngôn tình nghe sao chép với tối nghĩa mà nhiều bạn nâng cao quan điểm tưởng nó là hay. Kiểu cũng bị ảnh hưởng nhưng dạo gần đây mới thực sự nhận ra vẻ đẹp của tiếng Việt khi đọc lại mấy tác phẩm xưa. Từ vựng dùng giản dị đến bất ngờ mà ý nghĩa bao la vô cùng tận, không hề cần đến Hán Việt hay kiểu ngữ pháp hơi đảo kiểu Trung Quốc."

"Thật ra bạn nào đọc đủ nhiều sẽ nhận ra sự khác biệt giữa giọng văn của các nhà văn, chất văn học và... những kẻ cố chế thành văn mạng nước khác. Nói thẳng ra những câu nói chế thành ngôn tình nghe nhạt nhẽo vô cùng, câu từ mất hẳn sự sắc bén trong bản gốc. Cứ đọc nhiều văn học chính thống với văn mạng là sẽ thấy rõ sự khác biệt đó thôi."

"Trend "Wattpad nói..." đối với cá nhân mình rất cấn. Không phải vì những câu nói được trích không hay, cái quan trọng nhất là câu nói được trích ở đâu thì không thấy ai nhắc đến. Nó giống như việc đăng lại tranh không ghi nguồn, nhưng mọi người lại bình thường hóa việc đó".

Mặt trái của trào lưu "Wattpad nói": Biến tấu mất cái hay của tác phẩm kinh điển ảnh 10
MỚI - NÓNG
Tại sao gần đây ở Hà Nội buổi sáng thường âm u, chỉ số ô nhiễm không khí cao?
Tại sao gần đây ở Hà Nội buổi sáng thường âm u, chỉ số ô nhiễm không khí cao?
HHT - Trong những ngày gần đây, mặc dù buổi trưa và chiều, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội nói riêng và gần như toàn miền Bắc nói chung đều lên cao, một số nơi khá nóng, nhưng buổi sáng trời lại âm u, thậm chí có lúc mờ mịt. Chỉ số ô nhiễm ở Hà Nội cũng cao. Lý do của những điều này là gì, liệu có phải chỉ là do thời tiết và giao thông?

Có thể bạn quan tâm

Bị kẻ lừa đảo gọi điện dọa nạt, nữ sinh người Trung Quốc nhảy từ tầng 39 xuống

Bị kẻ lừa đảo gọi điện dọa nạt, nữ sinh người Trung Quốc nhảy từ tầng 39 xuống

HHT - Một nữ sinh người Trung Quốc đã rất sợ hãi sau khi nghe điện thoại của kẻ lừa đảo. Kẻ này đã dọa nạt gì mà khiến nữ sinh sợ hãi đến mức có hành động rất dại dột là nhảy từ tầng 39 của chung cư xuống? Vụ việc này cho thấy những trò lừa đảo qua điện thoại có thể gây hậu quả kinh khủng đến mức nào.
Đoàn đại biểu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Đoàn đại biểu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Sáng 24/3, đoàn đại biểu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng năm 2024 dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội), thăm khu di tích lịch sử đặc biệt Nhà 67 và tham gia hoạt động tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử tại Hoàng thành Thăng Long.
Công nghệ Nhật Bản giúp việc di chuyển dưới trời nắng nóng hóa “nhàn tênh”

Công nghệ Nhật Bản giúp việc di chuyển dưới trời nắng nóng hóa “nhàn tênh”

Mặc áo khoác chống tia UV là thói quen quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là dân công sở thường xuyên di chuyển ngoài trời. Tuy nhiên, không ít người cảm thấy việc khoác thêm một lớp áo dày cộm giữa thời tiết oi bức là một gánh nặng. Đó là lý do những trang phục chống tia UV của UNIQLO được yêu thích đến vậy, nhờ khả năng “che chắn” làn da hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự thoải mái khi mặc và di chuyển.