Mặt Trăng đỏ rực xuất hiện đúng một ngày sau hiện tượng Siêu Trăng xanh, lý do là gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đúng một ngày sau sự kiện Siêu Trăng xanh hiếm có, Mặt Trăng màu đỏ - thực sự là đỏ rực - bỗng xuất hiện trên bầu trời khiến nhiều người vừa ngạc nhiên, vừa tò mò. Tại sao Mặt Trăng lại có màu đỏ kỳ bí như vậy?

Siêu Trăng xanh - sáng và lớn hơn hẳn Trăng tròn bình thường - đã xuất hiện vào tối 31/8. Rất nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới đã chia sẻ những hình ảnh đẹp mỹ miều về hiện tượng này.

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), phải đến năm 2037 mới có Siêu Trăng xanh tiếp theo.

Mặt Trăng đỏ rực xuất hiện đúng một ngày sau hiện tượng Siêu Trăng xanh, lý do là gì? ảnh 1

Siêu Trăng xanh được nhìn thấy ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) tối 31/8. Ảnh: Chris McGrath/ Getty Images.

Tuy nhiên, vào tối 1/9, tức là chỉ đúng một ngày sau Siêu Trăng xanh của năm 2023, người dân ở Singapore đã rất ngỡ ngàng khi trên bầu trời là Mặt Trăng màu đỏ rực kỳ lạ, thậm chí còn đỏ hơn Mặt Trời lúc bình minh hay hoàng hôn.

Nhiều người lập tức chụp ảnh và đăng trên mạng xã hội, có những người bảo Mặt Trăng đỏ trông đẹp đến mê hoặc, nhưng có người lại cảm thấy có chút đáng sợ bởi màu đỏ lạ lùng.

Mặt Trăng đỏ rực xuất hiện đúng một ngày sau hiện tượng Siêu Trăng xanh, lý do là gì? ảnh 2

Mặt Trăng đỏ rực được nhìn thấy ở Singapore tối 1/9. Ảnh: Jocelyn Aw.

Một số netizen liền cho rằng đây là Trăng máu.

Tuy nhiên, theo NASA thì hiện tượng Trăng máu xảy ra vào thời điểm nguyệt thực toàn phần, khi Mặt Trăng rơi vào vùng tối nhất của cái bóng của Trái Đất và có sắc hơi đỏ. Còn Mặt Trăng tối 1/9 không phải Trăng máu.

Mặt Trăng đỏ rực xuất hiện đúng một ngày sau hiện tượng Siêu Trăng xanh, lý do là gì? ảnh 3

Trăng máu khi quan sát ở Berlin (Đức) năm 2018. Ảnh: Clemens Bilan/ EPA.

NASA giải thích, con người có thể nhìn thấy Mặt Trăng với những màu sắc và đôi khi là cả hình dạng khác nhau do bầu khí quyển của Trái Đất. Những màu khác nhau xuất hiện khi chúng ta nhìn Mặt Trăng qua các tầng không đều của khí quyển Trái Đất. Những phân tử khí nhỏ li ti trong các tầng đó phân tán ánh sáng chiếu vào chúng. Cấu trúc của chúng khiến ánh sáng xanh phân tán dễ hơn màu đỏ hoặc cam. Như vậy, chúng cho phép ánh sáng đỏ, vàng và cam đi qua dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các hạt khác trong khí quyển cũng ảnh hưởng đến đường đi của ánh sáng và từ đó ảnh hưởng đến màu của Mặt Trăng mà chúng ta nhìn thấy.

Mặt Trăng đỏ rực xuất hiện đúng một ngày sau hiện tượng Siêu Trăng xanh, lý do là gì? ảnh 4

Mặt Trăng được quan sát ở Singapore tối 1/9 dù màu đỏ nhưng cũng chỉ là Mặt Trăng bình thường mà thôi. Ảnh: Jocelyn Aw.

Theo NASA, trong trường hợp ngày 1/9, Mặt Trăng trông đỏ rực có thể vì nó ở gần đường chân trời, có thể coi là một hiện tượng tự nhiên lạ mắt chứ không có gì đáng sợ cả.

Mặt Trăng đỏ rực xuất hiện đúng một ngày sau hiện tượng Siêu Trăng xanh, lý do là gì? ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời chia 2 nửa sáng tối ở Philippines, ai cũng tưởng ảo giác, thực ra là gì?

Bầu trời chia 2 nửa sáng tối ở Philippines, ai cũng tưởng ảo giác, thực ra là gì?

HHT - Một hiện tượng cực kỳ hiếm có đã xảy ra ở Philippines, khi bầu trời được chia đôi thành 2 nửa, một bên sáng, một bên tối rất rõ rệt. Những người nhìn thấy cảnh này đều tưởng mình đang bị ảo giác chứ không thể có chuyện bầu trời chia dọc ra như thế được. Thực ra đây là hiện tượng gì?