Một ứng dụng đểu lừa được hơn một triệu người dùng tải về trên Google Play

Một ứng dụng đểu lừa được hơn một triệu người dùng tải về trên Google Play
HHT - Đừng "nhắm mắt bấm bừa" khi tải ứng dụng về máy, vì rất có thể đó chính là một "cú lừa ngoạn mục" dành cho bạn đấy!

Mới đây, một ứng dụng có tên Update WhatsApp Messenger đã bị Google gỡ bỏ khỏi cửa hàng ứng dụng trực tuyến của mình, dù khi mới nhìn qua, nó được phát hành bởi công ty đứng sau ứng dụng nhắn tin WhatsApp.

Tuy nhiên, đây lại là một ứng dụng mạo danh WhatsApp bằng cách thay thế khoảng trắng trong tên công ty này bằng một ký tự đặc biệt trông giống như khoảng trắng.

Một ứng dụng đểu lừa được hơn một triệu người dùng tải về trên Google Play ảnh 1

Theo các nguồn tin từ người dùng, kẻ giả mạo phần mềm của WhatsApp này đã rất thành công nhờ cái tên “cập nhật WhatsApp” và đã được tải về hơn 1 triệu lần. Nó chứa rất nhiều quảng cáo và có khả năng tải những phần mềm khác về máy người dùng mà không hề xin phép. Trong khi đó, ứng dụng WhatsApp thực sự được cập nhật hoàn toàn tự động hoặc ngay trong ứng dụng mà bạn không cần phải tải thêm một ứng dụng mới nào.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên Google phải quét dọn ứng dụng “đểu” trên cửa hàng của mình. Hồi năm 2015, một ứng dụng khác ngụy trang thành ứng dụng quản lý pin BatteryBot Pro đã gửi tin nhắn có thu phí từ số điện thoại của những người dùng bị lừa tải nó về máy.

Một ứng dụng đểu lừa được hơn một triệu người dùng tải về trên Google Play ảnh 2

BatteryBot Pro thật tốn tiền, còn "hàng giả" thì miễn phí.

Trong khi BatteryBot Pro thật có giá 60.000 đồng, kẻ giả mạo là miễn phí và vì thế có khá nhiều người bị lừa. Nó đòi người sử dụng trao quyền gửi tin nhắn, cài đặt ứng dụng khác và cả định vị vị trí người dùng, trong khi “hàng thật” thì không.

Theo các chuyên gia công nghệ, ngày nay những ứng dụng như thế này là không hiếm. Chúng nhắm đến những người không rành công nghệ, và có thể đòi cả quyền Admin của điện thoại để tránh việc bị người dùng xóa đi khi bị phát hiện.

Một ứng dụng đểu lừa được hơn một triệu người dùng tải về trên Google Play ảnh 3

Để đảm bảo an toàn cho thiết bị của mình, hãy thử nghe theo những lời khuyên của chuyên gia sau đây:

- Luôn xem kỹ tên nhà phát triển ứng dụng. Tìm kiếm trên Internet để biết tên nhà phát triển có chính xác hay không.

- Kiểm tra những đòi hỏi của ứng dụng, đừng chỉ bấm “cho phép” một cách mù quáng.

- Nếu một ứng dụng nào đó đòi hỏi quá nhiều, đừng cài đặt nó.

- Xóa những ứng dụng không còn dùng. Những ứng dụng phiên bản cũ, có bug có thể bị hacker lợi dụng để xâm nhập điện thoại, và cả máy tính của bạn.

Theo Kul.vn

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?