Multi-tasking: Bí kíp giúp Gen Z “ôm việc” làm sao để không “bể hụi”

Multi-tasking: Bí kíp giúp Gen Z “ôm việc” làm sao để không “bể hụi”
HHT - Multitask - kĩ năng làm nhiều việc cùng một lúc, là kĩ năng được gen Z “tin dùng” trong thời đại số. Thay vì chỉ chăm chăm học hành, gen Z mạnh dạn trong việc tham gia các hoạt động xã hội, phát triển bản thân.

Tuy vậy, để cân bằng việc học ở trường và việc bản thân muốn làm, một điều nói dễ nhưng làm chẳng dễ, “đúng không cả nhà”?

Multitask - “ôm” nhiều có ngày “hốt phốt”!

Với khả năng multitask, teen vừa học trên trường, vừa có thể làm những việc khác như: Tham gia các tổ chức, làm CTV của một tờ báo, làm thêm…. Kết quả đạt được là thành tích học tập tốt và teen vừa có thêm kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng, “đời không như là mơ”.

Giáo sư truyền thông Clifford Nass của ĐH Stanford (Mỹ) đã chỉ ra rằng khi bạn làm quá nhiều việc cùng một lúc thì não bộ sẽ bị rối loạn trong việc nhận dạng thông tin. Đồng thời bạn cũng gặp các vấn đề trong việc sắp xếp, tổ chức công việc. Như không phân biệt được chuyện nào quan trọng, không biết nên làm gì trước tiên, quên trước quên sau…

Multi-tasking: Bí kíp giúp Gen Z “ôm việc” làm sao để không “bể hụi” ảnh 1

Giấc ngủ 8 tiếng/ ngày cũng trở thành một giấc mơ xa xỉ. Đôi lúc có những trận stress kéo dài vì những chuyện “con bò” như “Ủa, mình đang làm gì vậy nè? Ý tưởng đâu?”, “Mai deadline nhưng chưa có chữ nào hết trơn”, “Có nên đi ngủ không, mỏi mắt quá?”... sẽ khiến bạn rơi xuống vực sâu, với câu cửa miệng “chưa bao giờ nản như bây giờ”!

Theo Forbes, chỉ có 2% dân số thế giới có khả năng multitask mà không chịu bất cứ tổn thất gì vậy nên biết mình thuộc 98% còn lại, tụi mình hãy tự lượng sức kẻo “cố quá thành quá cố” nhé!

Multitask “gánh” cả tương lai

Tương lai là một thứ không thể tính toán trước. “20.000 năm tiến hóa có thể dồn vào trong 100 năm tới” - Giám đốc kĩ thuật của Google, Ray Kurzweil, nhận định. Trong những năm 1960, chiến tranh hạt nhân là vấn đề lớn của nhân loại và hầu như không ai nghe về biến đổi khí hậu, trong khi ngày nay biến đổi khí hậu được coi là vấn đề lớn hơn. Năm 2014, triết gia người Thụy Điển Nick Bostrom dự đoán rằng sẽ mất 10 năm để máy tính đánh bại con người môn cờ vây. Nhưng AlphaGo đã đánh bại kì thủ cờ vây vô địch thế giới Le Sedol vào tháng 3/2016.

Chúng ta đang sống trong một thời đại phẳng, nơi mà thông tin được chia sẻ, học tập rộng rãi. Chính vì vậy, việc chỉ học những gì ngồi-nghe-trên-lớp và không chịu tìm hiểu thêm sẽ khiến bạn suy nghĩ phiến diện, sinh ra thói lười tư duy. Trong cuốn Tuổi trẻ không hối tiếc, tác giả Huyền Chip cũng đề cập đến những kĩ năng có “tỉ lệ được nhận việc cao” của tổ chức 80.000 hours thống kê. Họ đánh giá tổng cộng 35 kĩ năng thông qua các tiêu chí:

Breadth: Khả năng ứng dụng cho nhiều việc.

Satisfaction: Sự hài lòng trong công việc.

Income: Mức thu nhập mà kĩ năng này mang lại.

Low risk of automation: Rủi ro bị robot thay thế bởi. Nếu chỉ số càng cao, khả năng bị thay thế càng thấp. 

Multi-tasking: Bí kíp giúp Gen Z “ôm việc” làm sao để không “bể hụi” ảnh 2

Những kĩ năng đứng hạng nhất “từ dưới đếm lên” là các kĩ năng mà robot đang dần chiếm ưu thế như lắp ráp, sữa chữa, vận hành và kiểm soát thiết bị… Bởi, chỉ cần trải qua trường lớp là bạn có thể học được. Còn những kĩ năng “lọt top” như kĩ năng đánh giá và giải quyết vấn đề, kĩ năng phản biện, quản lí thời gian… thường trải qua rất nhiều chuyện bạn mới học được. Vì không có trường lớp nào dạy cho bạn bài bản cả. Nhưng chúng lại là những kĩ năng giúp bạn có được việc trong thời đại này!

Bạn không thể biết được chính xác tương lai sẽ diễn ra những gì. Khi đang ở trên chuyến tàu trễ từ Manchester tới London, hình ảnh về một cậu bé tham gia học tại trường pháp thuật đã được sáng lên trong tâm trí của J.K.Rowling. Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa và tuổi thơ của hàng triệu con người đã có Harry Potter trong đó. Cựu thống đốc bang California, diễn viên Hollywood, vận động viên thể hình Arnold Schwarzenegger từng tham gia rất nhiều môn thể thao. Khi quyết định đi sâu vào thể hình, ông đã vận dụng những gì đã học được ở các môn trước đó để luyện tập và trở thành người có sức ảnh hưởng trong bộ môn thể hình thế giới.

Bạn Khánh Vy (THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) không ngờ có ngày bạn ấy trở thành viên của Đội Công Tác Xã Hội và học rất nhiều điều. Bạn học được cách lập trình một bản kế hoạch, cách tổ chức sự kiện thiện nguyện, cách thuyết phục mọi người tham dự… Đa số là những điều mà trước đó bạn ấy không nghĩ mình sẽ gắn bó và thấy thích thú.

Multi-tasking: Bí kíp giúp Gen Z “ôm việc” làm sao để không “bể hụi” ảnh 3

Việc trải nghiệm multitask, làm nhiều việc khác nhau sẽ giúp bạn cải thiện (improve) và làm giàu (enrich) kinh nghiệm sống ở đời và kĩ năng mềm. Chính vì vây, bạn sẽ đỡ bị sốc khi bước ra ngoài thế giới và có một sự tự tin nhất định. Tuy khó khăn vẫn có nhưng nếu giải quyết được, đó chẳng phải là “kĩ năng” mà bạn đang muốn sở hữu hay sao?

Mẹo làm việc nói không với “nản”!

Việc học ở trường và tasks (công việc) luôn luôn không đội trời chung. Vì vậy chúng mình xin đề cử một số cách để bạn có động lực làm việc nhé!

Đánh giá công việc: Hãy “kiểm định” công việc mà bạn đang làm theo các tiêu chí:

Kĩ năng: Việc này có đem lại những kĩ năng bạn muốn?

Sự kết nối: Có đem lại cho bạn những mối quan hệ tốt?

Tính lâu dài: Việc này sẽ có ích trong tương lai?

Thỏa mãn: Bạn có thấy thích khi làm việc?

-> Làm việc có mục đích, động lực giúp bạn năng suất hơn.

Multi-tasking: Bí kíp giúp Gen Z “ôm việc” làm sao để không “bể hụi” ảnh 4

Chia “lịch”: Trong tiếng Anh có hai cụm từ: Early Bird (chỉ những người làm việc buổi sáng mới có năng lượng) và Night Owl (ngược lại, làm việc buổi tối mới có cảm hứng). Việc xác định giờ làm việc sẽ giúp bạn tăng tiến độ làm việc để không bị mất điểm “thanh lịch”. Ngoài ra, tranh thủ việc học trên lớp hoặc nhờ “trợ giúp” từ 500 anh em sẽ giúp bạn đỡ mất công về nhà nghiền ngẫm quá nhiều. Điều này sẽ giúp bạn giơ tay hỏi thầy cô nhiều hơn, thúc đẩy sự tự tin và làm gắn kết tình bạn hữu khắp trường.

Nghỉ ngơi: Hãy nhớ rằng, nếu bạn ngã quỵ thì bao nhiêu cái deadline vẫn sẽ cứ “ăn hiếp” bạn. Chính vì vậy, nghỉ ngơi luôn luôn là tiêu chí hàng đầu để bạn làm việc. Thay vì dành cả một tiếng học Sử không vô, bạn có thể dành thời gian ấy xử lí vài task nhỏ hoặc đi ngủ. Để sáng mai đầu óc minh mẫn, học Sử chỉ cần 10 phút là ngon lành!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.