Multibrand store hay Department store (cửa hàng đa thương hiệu)
Bên trong một Department store - cửa hàng đa thương hiệu. |
Multibrand store là một kênh bán hàng truyền thống và đón tiếp các khách hàng trực tiếp đến cửa hàng mua sắm. Trong cửa hàng sẽ trưng bày rất nhiều sản phẩm đến từ các thương hiệu khác nhau. Có thể hiểu một cách đơn giản đây là một cửa hàng bán lẻ tổng hợp, bạn có thể tìm được sản phẩm của nhiều thương hiệu tập trung tại đây.
Monobrand store/ Brand store (cửa hàng chỉ một thương hiệu)
Cửa hàng của thương hiệu Balenciaga tại London. |
Không giống như cửa hàng đa thương hiệu, monobrand store hay còn được gọi là brand store sẽ bán các sản phẩm do chính họ sản xuất/ thiết kế. Loại hình kinh doanh này dĩ nhiên thuộc sở hữu của chính thương hiệu đó, chẳng hạn như Nike, Adidas, Burberry, Louis Vuitton hay Gucci.
Flagship store (cửa hàng hàng đầu trong một chuỗi cửa hàng bán lẻ)
Bên trong cửa hàng flagship của Chanel tại New York. |
Flagship store của một thương hiệu có thể được ví như là gương mặt đại diện trong cả chuỗi cửa hàng. Chúng thường sẽ được đầu tư những quyền lợi tốt nhất, như không gian rộng nhất, thiết kế xây dựng đẹp và ở vị trí đắc địa. Tuy nhiên, các sản phẩm được trưng bày có thể sẽ không khác so với các cửa hàng còn lại, nhưng trải nghiệm sẽ ở tầm cao hơn so với các cửa hàng thông thường.
Kiến trúc đồ sộ của cửa hàng flagship Burberry tại London, Anh. |
Các flagship store của nhãn hiệu Nike, Adidas, Lanvin hoặc Burberry đều là nơi đem đến trải nghiệm mua sắm chân thật và tốt nhất cho các khách hàng của họ.
Shop-in-shop (cửa hàng bên trong cửa hàng)
Cửa hàng Sephora nằm trong một trung tâm mua sắm tại New York. |
Như tên gọi đã gợi ý, có thể hiểu đây là một cửa hàng nhỏ được bao bọc bởi một cửa hàng lớn bên ngoài. Bạn thường có thể tìm thấy chúng ở các store lớn như Bijenkorf, KaDeWe, Samaritaine và Selfridges, nơi các thương hiệu Dior, Calvin Klein hay Hugo Boss sẽ được bố trí những góc dành riêng cho họ.
Pop-up store (cửa hàng tạm thời)
Miu Miu pop-up store có tên Secret Garden. |
Đây là mô hình mà các nhãn hiệu sẽ thuê trong thời gian ngắn, mục đích để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ tới nhiều khách hàng hơn. Các cửa hàng pop-up store thường được tổ chức khi có sự kiện đặc biệt, ra mắt các sản phẩm mới hoặc phiên bản giới hạn. Không chỉ phục vụ việc kinh doanh, các pop-up store được các thương hiệu xem như một phương pháp để test thử xem sản phẩm của họ gây được tiếng vang như thế nào ở các thị trường mới.
Concept store (cửa hàng với không gian nghệ thuật)
Tại đây, bạn không chỉ mua sắm mà còn có thể tham gia các hoạt động khác. Chẳng hạn như nhâm nhi một tách cà phê và tham quan phòng trưng bày. |
Một concept store không chỉ đơn giản quanh việc kinh doanh thời trang. Các thương hiệu luôn chú trọng thiết kế bên trong của concept store, tạo ra những món đồ trang sức độc lạ, sử dụng hương nước hoa đặc biệt hơn cho không gian này, bày trí đồ nội thất theo tính cách của thương hiệu,…
Nói chung các ông lớn luôn ưu tiên đầu tư cho concept store, thậm chí còn chi mạnh tay hơn cả flagship store. Thông thường, concept store sẽ được lấy ý tưởng và cảm hứng từ các thiết kế địa phương hoặc văn hoá/ câu chuyện độc đáo. Các sản phẩm được lựa chọn một cách cẩn thận và xoay quanh một chủ đề, phong cách sống hoặc khái niệm cụ thể.