Ngành Thời trang có còn là nghề nghiệp trong mơ khi những góc khuất dần lộ diện?

HHT - Ngành Thời trang là một trong những môi trường làm việc khắc nghiệt và áp lực nhất. Từ nhân viên bán hàng đến các lãnh đạo cấp cao đều phải làm việc không ngừng nghỉ với lịch trình dày đặc.

Nhà thiết kế lừng danh Giorgio Armani muốn ngành
Thời trang nên phát triển chậm lại, vì sao?

Trong thời kì sức khỏe tinh thần được chú trọng, ngày càng có nhiều người ủng hộ quan điểm giảm tải căng thẳng trong ngành Thời trang. Chẳng hạn như Gucci đã vạch ra kế hoạch cắt bớt lịch trình làm việc trước các show diễn còn nhà thiết kế Giorgio Armani đã viết một bức thư ngỏ ủng hộ việc phát triển chậm lại trong ngành.

Ngành Thời trang có còn là nghề nghiệp trong mơ khi những góc khuất dần lộ diện? ảnh 1

Ngành thời trang luôn phải chạy đua với thời gian và công việc. Đằng sau những sự kiện hoành tráng và con số kinh doanh ấn tượng là những con người không được phép gục ngã.

Để thay đổi và giúp môi trường làm việc lành mạnh hơn, một vài công ty thời trang đã chuyển sang chế độ làm việc 4 ngày một tuần, nhưng bổn phận đi công tác vẫn cần mọi người đáp ứng vô điều kiện.

Lịch trình làm việc dày đặc và những áp lực của công việc có thể thúc đẩy khả năng của bạn, nhưng nó cũng có thể lấy đi của bạn nhiều thứ, như thanh xuân, sức khỏe, mối quan hệ và hạnh phúc.

Tuần lễ thời trang là cơn ác mộng trong ngành

Ngành Thời trang là một trong những môi trường làm việc khắc nghiệt và áp lực nhất. Từ nhân viên bán hàng đến các lãnh đạo cấp cao đều phải làm việc không ngừng nghỉ với lịch trình dày đặc. Chỉ tính riêng những Tuần lễ thời trang, họ đã phải thực hiện những chuyến công tác kéo dài, chuẩn bị cho các show diễn và các sự kiện truyền thông/ thương mại trong/ ngoài khuôn khổ.

Ngành Thời trang có còn là nghề nghiệp trong mơ khi những góc khuất dần lộ diện? ảnh 2

Đi công tác trong những ngành khác là quyền lợi nhưng với ngành thời trang thì là ác mộng.

Đặc biệt là bộ phận thiết kế, những người làm công việc sáng tạo thường sẽ có một giai đoạn khủng hoảng trước mỗi sự kiện thời trang. Còn bên bộ phận mua bán hàng sẽ phải đối mặt với những áp lực và căng thẳng liên quan đến hợp tác, lên kế hoạch và giới thiệu các sản phẩm mới,… Nói chung, hệ thống ngành Thời trang luôn vận hành một cách "điên cuồng" quanh năm suốt tháng.

Mức lương không đủ bù thiếu hụt chất lượng sống

Phần lớn những nhân viên trong ngành Thời trang đều từng rất khát khao công việc và vị trí hiện tại của họ, từng sẵn sàng đánh đổi và làm việc nhiều hơn số giờ quy định trong hợp đồng, thường xuyên đi công tác, cũng như đáp ứng mọi yêu cầu của ngành. Nhưng kết quả trả lại là không tương xứng với những gì họ đã bỏ ra. Sự nghiệp mà họ chọn cuối cùng lại mang đến khó khăn cho những việc khác cần ưu tiên khác, như gia đình, sở thích cá nhân và phúc lợi cơ bản.

Ngành Thời trang có còn là nghề nghiệp trong mơ khi những góc khuất dần lộ diện? ảnh 3

Mức lương không cao với cường độ công việc quá tải khiến rất nhiều nhân viên cấp cao ngành Thời trang phải từ chức.

Ngành Thời trang có còn là nghề nghiệp trong mơ khi những góc khuất dần lộ diện? ảnh 4

Mỗi một lần diễn ra Tuần lễ thời trang là lại một lần chạy đua với việc tăng ca.

Đồng thời, mức lương trong ngành công nghiệp hào nhoáng này cũng không cụ thể rõ ràng và ổn định như nhiều người vẫn tưởng. Các nhân viên bán hàng và thực tập sinh thường nhận được mức lương trung bình như mọi công việc khác, nhưng cường độ làm việc luôn quá tải. Còn ở cấp độ cao hơn, mức lương có thể là những con số khủng, nhưng trách nhiệm và áp lực cạnh tranh đi kèm cũng khiến cho chẳng còn tâm trí để tiêu tiền hay hưởng thụ.

Ngành thời trang vì sao kén người

Thời trang là một ngành mang tính cá nhân cao, bạn được đánh giá dựa trên phong cách và tài năng cá nhân mỗi ngày. Mặc dù bạn có thể là người tài năng nhất, nhưng vẫn có những người không thích bạn gây cản trở và những người tài năng khác cạnh tranh với bạn một cách khốc liệt.

Các khảo sát thực tế đang cho thấy môi trường đầy thử thách này đã gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho những người làm việc trong ngành Thời trang, ảnh hưởng đến mức độ gắn bó lâu dài và sự hài lòng trong cuộc sống cá nhân của họ.

Ngành Thời trang có còn là nghề nghiệp trong mơ khi những góc khuất dần lộ diện? ảnh 5

Người làm việc trong ngành Thời trang phải đối diện với việc khó cân bằng giữa sự nghiệp và phần còn lại của cuộc sống.

Vì vậy, nếu bạn là người khát khao chinh phục ngành công nghiệp thời trang, hãy dành thời gian để tìm hiểu và cân nhắc kĩ lưỡng về thiệt hơn trước khi đầu tư cho sự nghiệp này.

Tin liên quan