"Ngồi Khóc Trên Cây": Nước mắt không chỉ từ mất mát, đôi khi lại từ hạnh phúc ngập tràn

0:00 / 0:00
0:00
HHT - “Ngồi Khóc Trên Cây” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh là câu chuyện về những đứa trẻ vừa lớn, vừa bắt đầu chập chững đi trên hành trình yêu thương. Bằng giọng văn trong trẻo đầy cảm xúc, bác Ánh - như các độc giả thân yêu vẫn gọi - đã chinh phục tất cả bằng niềm tin vào hạnh phúc ngày mai, dẫu từng phải đi qua mất mát.

Tác giả Nguyễn Nhật Ánh, hay còn được độc giả gọi thân thương là bác Ánh, được nhiều thế hệ độc giả nhớ đến qua ngòi bút ngọt ngào mơ mộng nhưng vẫn gần gũi với đời thực. Những tựa sách bác viết ấm áp như một người lớn thân thiết kể chuyện cho lũ trẻ con trong nhà nghe mỗi trưa Hè oi ả. Và với Ngồi Khóc Trên Cây, bác Nguyễn Nhật Ánh đã kể chúng ta câu chuyện ngập trong nỗi nhớ khi đưa người đọc vào giấc mơ tình yêu của tuổi mới lớn.

"Ngồi Khóc Trên Cây": Nước mắt không chỉ từ mất mát, đôi khi lại từ hạnh phúc ngập tràn ảnh 1

Ảnh minh họa: Instagram@qnhiiine

Ngồi Khóc Trên Cây được mở đầu bằng khung cảnh làng Đo Đo đang vắt mình sang Thu, với dòng sông Kiếp Bạc cuồn cuộn, khi nhân vật Đông vừa trở về quê sau kì học dài. Chốn làng quê ấy đặc biệt bởi cách tụi nhỏ gọi bốn mùa bằng mấy thứ đồ chơi chúng nó chuộng quanh năm, và Rùa xuất hiện lần đầu trong cuộc cãi vã lúc giành đồ chơi với mấy đứa nhỏ trong xóm.

Thoạt đầu, Rùa làm cho người đọc nhớ tới một cô gái có phần gai góc khi đã có lần dọa đánh Thục lúc bị chòng ghẹo. Nhưng qua hành trình dạo chơi nơi làng Đo Đo cùng cô bé, độc giả lại nhìn Rùa qua vẻ đẹp nội tâm đã kinh qua nhiều vết xước khi em mất cha từ sớm, mắc căn bệnh khó chữa làm em đi học trễ, đã thế lại chẳng có ai bầu bạn.

Rùa rất thích đọc quyển sách được người ông cho, nhưng em lại chẳng biết ngoại ngữ, nên khi biết Đông thích đọc sách em ngưỡng mộ lắm. Qua năm lần bảy lượt trộm nhìn Đông đọc sách và chợt bắt trúng ánh nhìn của anh, Rùa và Đông bỗng trở thành đôi bạn dính với nhau như hình với bóng. Dù thời gian bên nhau chẳng dài, nhưng người đọc sẽ khó quên tiếng cười ngây thơ của hai đứa nhỏ trong quãng thời gian này, như lúc Rùa dẫn Đông đi thăm thú khu rừng “mầu nhiệm” của em, như mấy lúc Đông chăm chú kể cho Rùa nghe câu chuyện của ông để lại mà em vẫn hoài mong đợi.

"Ngồi Khóc Trên Cây": Nước mắt không chỉ từ mất mát, đôi khi lại từ hạnh phúc ngập tràn ảnh 2

Ảnh minh họa: Instagram@cuonghoangreading

Một điều đáng yêu rất dễ nhận ra ở Ngồi Khóc Trên Cây chính là tình yêu của Rùa và Đông, hai đứa đang tập làm người lớn mà tình yêu quá đỗi “trong veo” ấy chẳng hề nhỏ bé. Nỗi nhớ nhung cũng vậy, qua những giấc mơ về làng Đo Đo của Đông có Rùa ngồi đợi bên thành giếng. Còn nỗi nhớ nhung trong Rùa lại được Nguyễn Nhật Ánh vẽ bằng nét hồn nhiên khi em cứ mong đợi người thương ở làng cũ. Tình yêu của hai đứa cứ thế lớn dần qua từng trang sách, và nỗi nhớ nhung dường như cũng học đòi mà lớn theo.

Sẽ có đôi lần câu chuyện lấy đi nước mắt người đọc bởi sự bẽ bàng, nhưng Nguyễn Nhật Ánh chẳng để câu chuyện đi theo lối mãi buồn đau như thế. Mà ngược lại, bác Ánh đã dùng ngôn từ để khiến cho những ai đã đọc cuốn sách này đều cảm động bởi câu chuyện nằm ở phía sau sự thật, sẽ chẳng bất ngờ là bao khi độc giả phải thổ lộ rằng “Hoá ra cuộc đời chẳng buồn đến thế”.

"Ngồi Khóc Trên Cây": Nước mắt không chỉ từ mất mát, đôi khi lại từ hạnh phúc ngập tràn ảnh 3

Ảnh minh họa: Instagram@thanhtungchau219

Có một châm ngôn nói rằng “chẳng có điều gì mất đi, giống như vì sao sẽ lặn để rồi lại toả sáng nơi bến bờ mới”, đâu đó ở Ngồi Khóc Trên Cây cũng toát lên tinh thần tựa câu châm ngôn này. Đôi lúc, Đông, Rùa hay cả những nhân vật khác đều mất đi niềm tin bởi những vết thương tâm hồn, khúc tình ca chẳng thành nhưng đến cuối cùng, họ đều đã nhìn thấy vì sao trong lòng mình khi rực rỡ nhất.

Có lẽ, lòng tin vào số phận, vào tình yêu dù cho có trắc trở là điều Nguyễn Nhật Ánh muốn mượn Ngồi Khóc Trên Cây để gửi gắm tới những độc giả thân yêu của mình.

"Ngồi Khóc Trên Cây": Nước mắt không chỉ từ mất mát, đôi khi lại từ hạnh phúc ngập tràn ảnh 7
MỚI - NÓNG
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
HHT - Chiều 26/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ hội quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trên chiến trường Điện Biên năm xưa.
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
HHT - Tại khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, 200 thiếu nhi tiêu biểu toàn quốc được nghe bác Võ Điện Biên - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ những câu chuyện lịch sử, ý nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.