Những trường hợp nào đi bộ qua đường không cần phải giơ tay để ra tín hiệu?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Dưới đây là những trường hợp đi bộ qua đường mà không cần phải giơ tay để ra tín hiệu, được quy định tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực từ 1/1/2025.

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;

- Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ.

Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;

- Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Những trường hợp nào đi bộ qua đường không cần phải giơ tay để ra tín hiệu? ảnh 1

(Ảnh minh họa từ Internet)

Như vậy, quy định trên nêu rõ, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ.

Theo quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP, đi bộ qua đường không có tín hiệu bằng tay phạt đến 250.000 đồng

Như vậy, 4 trường hợp đi bộ ở những nơi dưới đây thì không bắt buộc phải có tín hiệu bằng tay:

- Có đèn tín hiệu

- Có vạch kẻ đường

- Cầu vượt

- Hầm dành cho người đi bộ.

Bên cạnh đó, người đi bộ còn phải tuân thủ các quy định sau:

- Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;

- Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Những trường hợp nào đi bộ qua đường không cần phải giơ tay để ra tín hiệu? ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

HHT - Sau đợt nồm ẩm và nhiệt độ tăng, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh, có thể gọi là “rét nàng Bân”. Đợt rét này sẽ khiến tình trạng nồm ẩm tạm kết thúc. Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ có nhiệt độ thay đổi thế nào? Và có phải đợt rét này là “chốt sổ” cái lạnh của mùa Đông - Xuân?
Nhận tin nhắn thông báo đang chuyển tiền từ tài khoản của mình: Có phải lừa đảo?

Nhận tin nhắn thông báo đang chuyển tiền từ tài khoản của mình: Có phải lừa đảo?

HHT - Nhiều người không khỏi giật mình khi nhận được tin nhắn từ ngân hàng mà mình đang có tài khoản, thông báo rằng một khoản tiền cụ thể đang được chuyển đi. Đây có phải là tin nhắn lừa đảo không, có phải ai đó đã truy cập được tài khoản của người nhận tin nhắn và đang tìm cách chuyển khoản đi không?