Sẽ có hiện tượng nguyệt thực toàn phần trong tháng 3, Mặt Trăng chuyển màu đỏ rực

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Theo Hội thiên văn Hà Nội (HAS), các nhà nghiên cứu đã có những dự báo về hiện tượng thiên văn trên bầu trời tháng Ba, trong đó có nhiều sự kiện người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng.

Trăng Giun (ngày 14/3)

Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa Xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.

Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa Xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường. Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.

Nguyệt thực toàn phần

Sau hơn 2 năm nhật thực toàn phần hoành tráng "thống trị" bầu trời, cuối cùng nhiều người trên thế giới cũng sẽ được chứng kiến nguyệt thực toàn phần hay trăng máu vào ngày 13-14/3.

Sẽ có hiện tượng nguyệt thực toàn phần trong tháng 3, Mặt Trăng chuyển màu đỏ rực ảnh 1

Trăng máu là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trong tháng 3.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, hơn 1 tỉ người ở Mỹ, Canada và các nơi còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ, trong điều kiện thời tiết thuận lợi.

Điều này đồng nghĩa với việc nguyệt thực toàn phần lần này, Việt Nam không quan sát được. Trong năm nay, nguyệt thực toàn phần lần thứ 2 diễn ra vào ngày 7 - 8/9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực.

Như vậy, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần vào tháng 9 tới đây.

Vành đai của sao Thổ hướng rìa của nó về phía Trái Đất (ngày 23/3)

Đây là một thời điểm thú vị, khi mà nếu nhìn vào sao Thổ qua kính thiên văn, bạn sẽ không thể nhìn thấy vành đai của nó như một đĩa dẹt, mà sẽ là một đoạn thẳng rất mỏng (tới mức khó mà nhìn thấy với những kính thiên văn nhỏ).

Ngoài ra, trong những ngày đầu tháng 3, các hành tinh gần Mặt Trăng sao Kim vẫn sáng rực vào tháng 3. Hãy nhìn về phía chân trời phía Tây ngay sau khi Mặt Trời lặn để tìm sao Kim gần trăng lưỡi liềm.

Nếu bạn ở Bắc bán cầu bao gồm Việt Nam, bạn có thể có cơ hội phát hiện ra sao Thủy khó nắm bắt ở gần đó. Tuy nhiên, vì hành tinh này nhỏ và nằm gần Mặt Trời nên có thể khó quan sát bằng mắt thường.

Sẽ có hiện tượng nguyệt thực toàn phần trong tháng 3, Mặt Trăng chuyển màu đỏ rực ảnh 5
MỚI - NÓNG
Bài luận về cơn đau bụng kỳ “rụng dâu” giúp nữ sinh 2K7 giành học bổng hơn 7 tỉ
Bài luận về cơn đau bụng kỳ “rụng dâu” giúp nữ sinh 2K7 giành học bổng hơn 7 tỉ
HHT - Cô bạn Nguyễn Khánh Hân, học sinh lớp 12A, trường Liên cấp SenTia (Hà Nội) vừa xuất sắc giành Học bổng Toàn cầu từ Đại học Tulane (Mỹ) cho ngành Tài chính với tổng giá trị trong 4 năm học khoảng 7,2 tỉ đồng. Bên cạnh trường Tulane, Khánh Hân còn giành học bổng từng phần của 8 trường Đại học khác.

Có thể bạn quan tâm

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

HHT - Trong khi miền Bắc đang trong những ngày nồm ẩm, mưa phùn, có thông tin rằng năm nay là năm Rắn nên sẽ nồm ẩm nhiều vì loài rắn thích sống ở những nơi ẩm ướt. Còn năm ngoái là năm Rồng - là loài phun mưa tạo gió - thì có bão lớn. Vậy những thông tin này có chính xác không và thời tiết năm nay có liên quan gì đến loài rắn không?
“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

HHT - Sau đợt nồm ẩm và nhiệt độ tăng, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh, có thể gọi là “rét nàng Bân”. Đợt rét này sẽ khiến tình trạng nồm ẩm tạm kết thúc. Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ có nhiệt độ thay đổi thế nào? Và có phải đợt rét này là “chốt sổ” cái lạnh của mùa Đông - Xuân?