Tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường biển tại xã Bình Châu đã được đăng tải trên Facebook N.V.H, ngay sau đó liền thu hút hàng ngàn lượt bình luận và chia sẻ từ cộng đồng mạng. Theo đó, nhiều nơi trên toàn xã Bình Châu, người dân vẫn đổ rác và các chất thải sinh hoạt ra môi trường, đặc biệt là đổ trực tiếp xuống biển, ngay cả tại cảng Sa Kỳ - cửa ngõ ra đảo Lý Sơn.
Khi được hỏi tại sao không cho rác vào thùng, người dân nơi đây cho biết tại đây không hề có thùng rác, ngay cả đến khu vực trụ sở của UBND xã Bình Châu cũng khiến người ta ngỡ ngàng vì “trắng” vị trí tập kết rác thải.
“Thật không hiểu người dân và chính quyền địa phương nghĩ gì mà để tồn tại tình trạng này. Ý thức bảo vệ môi trường là một chuyện, đây còn là xã du lịch, hành động xả thải cứ tiếp diễn như thế không chỉ tác động tiêu cực đến môi trường mà còn ảnh hướng tới hành vi của người khác. Đơn giản vì khách du lịch đến không có thùng rác thì cũng xả thẳng ra cửa biển như người dân nơi đây mà thôi” – FB V.A.L bình luận.


![]() |

Cũng theo những chia sẻ và hình ảnh được đăng tải trên FB N.V.H, vì không có bãi chứa nên ngoài việc đổ thẳng ra cửa biển, rác thải thậm chí được người dân tập kết ở cả những khu vực có biển cấm đổ rác. Câu chuyện này một lần nữa là hồi chuông báo động về ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người dân, nhất là ở các khu du lịch.
“Loài người đã tạo ra 8,3 tỷ tấn nhựa đến hôm nay, trong đó 6,3 tỷ là rác. Và khoảng trên 150 triệu tấn đang nằm trong đại dương, có trọng lượng bằng 1/5 số cá ở đó. Dự báo đến 2050 trọng lượng rác thải nhựa và cá trong đại dương là bằng nhau. Chúng ta sản xuất và tiêu thụ hơn 300 triệu tấn mỗi năm, sau đó vứt bỏ một cách lãng phí. Vứt vô tội vạ vào đại dương, nơi nuôi sống chúng ta.
Những con hải âu có thể được tha thứ vì đã cho chim non ăn phải rác thải nhưa , bởi chúng nghĩ đó chỉ là vật ban tặng bổ dưỡng đến từ biển cả. Những chú rùa cũng mắc lỗi tương tự, tưởng rằng các túi ni lông đang nổi bồng bềnh là con sứa ngon lành. Hậu quả là ruột những chú chim và rùa này bị lấp kín bởi rác thải khó tiêu của con người. Những chú rùa đen đủi còn bị cắm ống hút nhựa vào lỗ mũi mà ko làm sao rút ra được. Nhiều loài sống ở biển chết vì tắc nghẽn tiêu hóa hoặc thiếu dinh dưỡng.
Chúng ta biếu tặng ông bà, cha mẹ, người thân, chăm chút con cái từ bao đặc sản biển nhưng cũng đâu biết rằng trong đó là bao chất độc hại mà chúng đã ăn phải trong rác của chính con người” – FB N.V.H chia sẻ.
![]() |
