Sau cái chết của Sulli, netizen Hàn bất ngờ ủng hộ việc sử dụng danh tính thật trên mạng

Sau cái chết của Sulli, netizen Hàn bất ngờ ủng hộ việc sử dụng danh tính thật trên mạng
HHT - Sau cái chết của Sulli, có đến 69,5% netizen Hàn tham gia khảo sát của Realmeter ủng hộ việc sử dụng tên thật trong việc viết bình luận trực tuyến.

Vào chiều 14/10, nữ ca sĩ kiêm diễn viên Sulli (tên thật Choi Jin ri) đã ra đi mãi mãi ở tuổi 25. Việc Sulli ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và xót xa.

Sulli tự tử bằng cách treo cổ bởi sợi dây đèn, nguyên nhân có thể do trầm cảm. Trước khi qua đời, Sulli từng nhiều lần bị cư dân mạng chỉ trích vì lối sống nổi loạn, phóng khoáng, do đó người hâm mộ đoán rằng đây cũng có thể là lý do chính khiến nữ diễn viên gặp áp lực, dẫn tới tự tử. 

Sau cái chết của Sulli, netizen Hàn bất ngờ ủng hộ việc sử dụng danh tính thật trên mạng ảnh 1
Trước khi qua đời, Sulli từng nhiều lần bị cư dân mạng chỉ trích vì lối sống nổi loạn, phóng khoáng. (Ảnh: Naver)

Vụ việc Sulli qua đời cũng làm dấy lên làn sóng yêu cầu phải dùng danh tính thật trên Internet và hạn chế những bình luận ác ý. Do đó, chính phủ Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ thúc đẩy luật cấm bình luận ác ý và ẩn danh trên mạng, với tên gọi “Đạo luật Sulli”.

Theo Yonhap News, trong khi “đạo luật Sulli” còn đang được xem xét, Realmeter đã thực hiện một cuộc khảo sát dựa trên ý kiến của những trưởng thành tại Hàn Quốc về vấn đề có “ủng hộ việc sử dụng tên thật trong việc viết bình luận trực tuyến hay không?”.

Cuộc khảo cho thấy, có 69,5% số người tham gia khảo sát ủng hộ việc sử dụng tên thật trong việc viết bình luận trực tuyến. Trong đó có 33,1% người cho biết họ rất ủng hộ với việc chính phủ Hàn Quốc cho ra đời một bộ luật yêu cầu người dùng mạng sử dụng tên thật nếu muốn bình luận trực tuyến.

Sau cái chết của Sulli, netizen Hàn bất ngờ ủng hộ việc sử dụng danh tính thật trên mạng ảnh 2
Sau cái chết của Sulli, có đến 69,5% netizen Hàn tham gia khảo sát ủng hộ việc sử dụng tên thật trong việc viết bình luận trực tuyến. (Ảnh: High Cut Magazine)

Có 24% số người được hỏi phản đối việc sử dụng tên thật trong các bình luận trực tuyến, và 6,5% còn lại từ chối trả lời hoặc nói rằng họ không có ý kiến cho vấn đề này. Theo Realmeter, đa phần các ý kiến đều ủng hộ việc sử dụng tên thật khi bình luận trên mạng, bất kể khu vực sống, tuổi tác và tư tưởng chính trị.

Realmeter tiến hành cuộc khảo sát trên theo sự ủy nhiệm của Đài truyền hình TBS với độ tin cậy 95%.

Cho đến thời điểm hiện tại, đã có ít nhất 9 thành viên của Quốc hội Hàn Quốc đồng ý tiến hành xem xét đạo luật “Đạo luật Sulli’’.

Một nhóm các nhà lập pháp sẽ được thành lập để xem xét các chi tiết và điều khoản trong “Đạo luật Sulli” vào khoảng đầu tháng 12, tưởng niệm 49 ngày mất của Sulli và dự kiến sẽ được tổ chức tại Hội trường Tưởng niệm Hiến pháp của Quốc hội Hàn Quốc.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Với mục đích nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc phân loại và tái chế chai và lon đã qua sử dụng, xây dựng thói quen nhỏ góp phần tạo tác động to lớn để hướng tới tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải”, Báo Tiền Phong và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” tại 5 trường đại học ở TP.HCM. 
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3

Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3

HHT - Trước tình hình ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Ninh đã chỉ đạo Ban Thường vụ các Huyện, Thị, Thành Đoàn trên địa bàn thành lập 126 tổ phản ứng nhanh của Đoàn Thanh niên các cấp, phát huy tinh thần xung kích thanh niên, sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.