Sốc với những bộ ảnh kỷ yếu “độc” đến mức dung tục, phản cảm

Sốc với những bộ ảnh kỷ yếu “độc” đến mức dung tục, phản cảm
HHT - Kết thúc năm học là thời điểm học sinh chụp ảnh kỷ yếu nhằm lưu giữ những kỷ niệm. Nhưng đôi khi vì quan điểm phải “độc” và “lạ” mà nhiều bộ ảnh rơi vào tình trạng dung tục, phản cảm, kinh dị.
Sốc với những bộ ảnh kỷ yếu “độc” đến mức dung tục, phản cảm ảnh 1
Sốc với những bộ ảnh kỷ yếu “độc” đến mức dung tục, phản cảm ảnh 2

Bộ ảnh kỷ yếu phản cảm của học sinh tại Long An.

Gần đây trên mạng xã hội có lan truyền bộ ảnh của nhóm học sinh THPT ở Long An với những bức hình nữ sinh mặc áo dài, nam sinh áo sơ mi trắng với những tư thế vô cùng phản cảm như nằm đè lên nhau và... cởi đồ, hoặc nữ sinh ngồi banh chân trên người nam sinh, dùng tay cấu véo ngực của các bạn nam… và rất nhiều tư thế “mờ ám” khác.

Ngay khi bộ ảnh này được đăng tải, nhiều cư dân mạng bày tỏ sự phản đối khi nhìn những hình ảnh quá phản cảm của các em học sinh với những bình luận như: “Không hiểu giới trẻ giờ nghĩ gì nữa! Khi chụp hình kỷ yếu trở thành loại hình sáng tạo mới, càng mới lạ càng nhiều lượng like. Nó trở thành thứ sân si hơn là lưu giữ khoảnh khắc của đời học sinh. Rồi nhiều bộ ảnh ra đời với nhiều ý tưởng khủng khiếp như bộ ảnh này.

Đáng sợ hơn là sự hồn nhiên của các bạn trong bộ ảnh là không ý thức được hành vi kém văn minh của mình như thế nào trong khi các bạn đã đủ lớn để nhìn nhận sự việc tốt xấu”, “Khi nhìn bộ ảnh này, các em có gì để nhớ về tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng của mình? Tôi là người lớn mà còn thấy mắc cỡ”.

Sốc với những bộ ảnh kỷ yếu “độc” đến mức dung tục, phản cảm ảnh 3

Kỷ yếu mang phong cách "xã hội đen" tại Ninh Bình.

Trước đó là bộ ảnh kỷ yếu mang phong cách bạo lực kiểu xã hội đen của một nhóm học sinh tỉnh Ninh Bình. Bộ ảnh miêu tả một cuộc thanh trừng lẫn nhau giữa các nhóm mafia, trong đó có cả những hình ảnh bắt cóc, hành hình.

Gần đây là bộ ảnh kỷ yếu mang phong cách kinh dị zombie của một nhóm học sinh ở Khánh Hòa. Các bức ảnh đều rất ma quái, đáng sợ, hình ảnh máu me nhuộm loang lổ các tà áo trắng.

Sốc với những bộ ảnh kỷ yếu “độc” đến mức dung tục, phản cảm ảnh 4
Sốc với những bộ ảnh kỷ yếu “độc” đến mức dung tục, phản cảm ảnh 5

Bộ ảnh kỷ yếu mang phong cách zombie của học sinh Khánh Hòa.

Hoặc bộ ảnh kỷ yếu “Bệnh viện ma” của học sinh một trường THPT tại Bình Phước cũng khiến người xem thấy ám ảnh với những yếu tố rùng rợn, ma quái không thua kém poster của các bộ phim kinh dị.

Sốc với những bộ ảnh kỷ yếu “độc” đến mức dung tục, phản cảm ảnh 6
Sốc với những bộ ảnh kỷ yếu “độc” đến mức dung tục, phản cảm ảnh 7

Kỷ yếu "Bệnh viện ma" của học sinh Bình Phước.

Nhận xét về hiện tượng này, chuyên gia tâm lý Vũ Thị Quý cho biết, “hiện tượng kỷ yếu không đụng hàng” mang tính chất thô tục, kinh dị... xuất hiện ngày càng nhiều là do sự tác động mạnh mẽ của mạng xã hội. Tâm lý học sinh ở lứa tuổi này là thích nổi tiếng, thích được chú ý, muốn được nổi hơn những người khác. Điều đáng quan tâm là nhận thức có phần sai lệch của các em về giá trị của cái đẹp, của sự nổi tiếng khi các em coi những lời phản đối của người lớn, của cộng đồng là… thành tích, là điều đáng tự hào.

Có một thực tế là các bộ ảnh kỷ yếu chủ yếu do các em học sinh tự thiết kế, tự thực hiện mà không có sự định hướng tinh thần hay góp ý của người lớn. ThS Xuân Hương, giáo viên môn Kỹ năng sống cho biết, các trường THPT nên khuyến khích học sinh chụp ảnh kỷ yếu như là một hình thức sáng tạo nhưng không phải là dị biệt. Để làm được điều đó, cần có sự tham gia định hướng tích cực của giáo viên chủ nhiệm bởi chỉ cần định hướng đúng, sức sáng tạo của các em sẽ rất mạnh mẽ và ấn tượng.

Theo infonet.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Với mục đích nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc phân loại và tái chế chai và lon đã qua sử dụng, xây dựng thói quen nhỏ góp phần tạo tác động to lớn để hướng tới tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải”, Báo Tiền Phong và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” tại 5 trường đại học ở TP.HCM.