Solothurn - Thị trấn nhỏ ở Thụy Sĩ bị ám ảnh bởi số 11

Solothurn - Thị trấn nhỏ ở Thụy Sĩ bị ám ảnh bởi số 11
HHT - Solothurn là một thị trấn đẹp như tranh vẽ ở phía tây bắc Thụy Sĩ. Nó không chỉ nổi tiếng bởi cảnh thanh bình mà còn bởi nơi đây có mối quan hệ đặc biệt với con số 11.

Có vẻ như mọi thứ ở Solothurn được thiết kế xoay quanh con số 11 kỳ diệu này. Solothurn có 11 nhà thờ và nhà nguyện, 11 đài phun nước lịch sử, 11 bảo tàng và 11 tòa tháp. Thậm chí chiếc đồng hồ trên quảng trường ở Solothurn, đến chiếc đồng hồ khá kỳ quái ở quảng trường thị trấn cũng chỉ có 11 giờ, hoàn toàn không có số 12.

Solothurn - Thị trấn nhỏ ở Thụy Sĩ bị ám ảnh bởi số 11 ảnh 1

Mặc dù người dân ở Solothurn đều biết đến sự tồn tại kỳ lạ của con số 11 với thị trấn, nhưng nguồn gốc của điều này thì không phải ai cũng hiểu. Một số người nói rằng nó lấy cảm hứng từ một truyền thuyết dân gian về yêu tinh từ ngọn núi Weissenstein gần đó. Nhưng số khác lại cho rằng ý nghĩa của nó bắt nguồn từ Kinh thánh. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, nỗi ám ảnh của Solothurn với con số 11 có từ rất lâu rồi.

Solothurn - Thị trấn nhỏ ở Thụy Sĩ bị ám ảnh bởi số 11 ảnh 2

Lần đầu tiên số 11 được nhắc tới trong lịch sử của Solothurn, bắt đầu từ năm 1252, khi hội đồng thị trấn bầu chọn 11 thành viên. Sau đó, vào năm 1481, Solothurn trở thành bang thứ 11 của Thụy Sĩ và một thế kỷ sau, nó được chia thành 11 khu vực.

Một ví dụ tuyệt vời khác về nỗi ám ảnh của Solothurn với số 11 là Nhà thờ St. Ursus tráng lệ. Do kiến ​​trúc sư người Ý Gaetano Matteo Pisoni thiết kế, được xây dựng trong 11 năm, gồm ba phần, mỗi phần gồm 11 hàng, 11 cửa, 11 chuông và 11 bàn thờ. Một trong số đó được làm từ 11 loại đá cẩm thạch khác nhau. Thú vị hơn nữa, các bàn thờ có thể được xem đồng thời từ một nơi trong nhà thờ, viên đá đen thứ 11 trong gian giữa.

Solothurn - Thị trấn nhỏ ở Thụy Sĩ bị ám ảnh bởi số 11 ảnh 3

Các dãy ghế trong nhà thờ được sắp xếp thành 11 hàng. Mặt tiền nhà thờ cao 3 x 11 mét và tháp có kích thước 6 x 11 mét. Con số 11 hiện hữu ở khắp mọi nơi.

“Lúc đầu, kiến trúc sư Pisoni phát điên với ý tưởng này” – ông Therese Stählin sống tại Solothurn kể lại. “Vậy mà ông ấy đã làm được. Số 11 có mặt mọi nơi.”

Người dân Solothurn cũng đã hòa nhập được số 11 vào cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, có những lễ kỷ niệm đặc biệt được tổ chức vào ngày sinh nhật thứ 11 và bội số của chúng. Đi kèm với đó, những đặc sản của địa phương cũng chứa con số đặc biệt này. Có “Öufi-Bier” (Bia 11),  “11-i Schokolade” (Sôcôla 11), và “öufiyoga” (yoga 11 giờ).

Mối quan hệ bí ẩn giữa Solothurn và số 11 đã trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch đến với nơi đây. Thậm chí còn hẳn một tour du lịch theo chủ đề về số 11.

Theo Oddity Central
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?