Tại sao giấy cũ chuyển màu vàng theo thời gian?

Tại sao giấy cũ chuyển màu vàng theo thời gian?
HHT - Nếu bạn nhìn vào những tờ báo giấy cũ, sách cũ sẽ thấy chúng bị chuyển sang màu vàng theo thời gian. Nhưng tại sao các sản phẩm này ban đầu có màu trắng lại biến thành vàng sau nhiều năm?
Tại sao giấy cũ chuyển màu vàng theo thời gian? ảnh 1

Giấy báo cũ ngả màu vàng sau nhiều năm. 

Theo tờ Live science, hầu hết giấy được làm từ nhiều loại gỗ, với phần lớn có chứa cellulose và còn lại là lignin.

Cellulose là một chất không màu, rất tốt khi phản chiếu ánh sáng và chúng ta thường nhận thấy nó màu trắng. Lignin là chất khiến cho gỗ cứng và khỏe mạnh. Khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí xung quanh, cấu trúc phân tử của nó thay đổi. Nó dễ bị oxy hóa, tức là dễ dàng lấy thêm các phân tử oxy, quá trình oxy hóa lignin đó sẽ biến giấy màu trắng sẽ thành màu vàng hoặc nâu.

Susan Richardson, một giáo sư hóa học tại Đại học South Carolina cho biết giấy được làm từ các thành phần màu vàng theo thời gian tiếp xúc nhiều với oxy khiến nó trở về màu đó.

Thông thường, các nhà sản xuất giấy cố gắng loại bỏ càng nhiều lignin càng tốt. Lignin càng bị loại bỏ, giấy càng trắng và giữ màu lâu. Tuy nhiên chi phí sẽ cao do vậy tùy từng loại sách báo giấy mà người ta tính toán % lignin cho phù hợp.

Vậy có cách nào bảo vệ được chúng khỏi quá trình ngả vàng theo thời gian như một quy luật tự nhiên?

Do chúng vẫn chứa lignin nên chúng vẫn phần nào ngả vàng chứ không luôn trắng đẹp. Chúng ta chỉ có thể hạn chế được điều này bằng cách giữ những cuốn sách ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng Mặt Trời.

Đây cũng là cách lưu trữ những trang sách lịch sử tại các thư viện lớn. Ở đó, chúng được bảo vệ trong một môi trường lý tưởng, nhiệt độ và độ ẩm hoàn hảo, giúp bảo vệ những trang giấy được trắng sáng lâu nhất có thể.

Theo Infornet.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?