Tại sao miền Bắc nắng nóng ngay sau bão, thay đổi nhiệt độ như vậy có bình thường?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bão vừa tan, nhiệt độ toàn miền Bắc nhanh chóng tăng lên, nắng nóng diện rộng lại diễn ra. Sự thay đổi nhiệt độ nhanh như vậy có phải là bình thường không?

Sau khi cơn bão số 2 (Prapiroon) tan hoàn toàn, nhiệt độ toàn miền Bắc tăng lên nhanh chóng và nắng nóng diện rộng lại diễn ra.

Ở nhiều tỉnh thành phía Đông Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm cả Thủ đô Hà Nội, từ thứ Tư đến hôm nay, 26/7, nhiệt độ cảm nhận cao nhất tăng 3 - 4oC mỗi ngày. Hôm nay ở miền Bắc có nắng nóng diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 13h ngày 26/7, nhiệt độ không khí phổ biến ở miền Bắc là 35 - 36oC, có nơi cao hơn. Chẳng hạn ở Láng (Hà Nội) 36,8oC, Lào Cai 38,2oC, Lục Yên (Yên Bái) 37,2oC, Hàm Yên (Tuyên Quang) 37,3oC, Định Hóa (Thái Nguyên) 37,4oC, Thất Khê (Lạng Sơn) 37,9oC… Nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời còn cao hơn khá nhiều.

Tại Hà Nội, lúc trưa và đầu giờ chiều nay, nhiệt độ cảm nhận lên đến 41 - 42oC, ở những nơi có nhiều mặt đường lớn và nhà cao tầng còn nóng hơn.

Tại sao miền Bắc nắng nóng ngay sau bão, thay đổi nhiệt độ như vậy có bình thường? ảnh 1

Nhiệt độ cảm nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc vào trưa và chiều thứ Sáu, 26/7. Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap.

Tại sao nhiệt độ ở miền Bắc lại tăng nhanh như vậy ngay sau bão? Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột như vậy có là bình thường không?

Theo nhà khí tượng học Frank Billingsley ở Mỹ, việc thời tiết trở nên rất nóng ngay sau khi một cơn bão tan là hay xảy ra.

Một cơn bão là một vùng áp thấp (tất nhiên là dữ dội) - hay không khí bị đẩy lên cao. Không khí lên cao thì nguội đi, ngưng tụ, tạo thành những đám mây và mưa. Đằng sau vùng áp thấp, một áp cao tự nhiên - tức là không khí chìm xuống - hình thành (không khí phải dâng lên và chìm xuống chứ không thể chỉ cứ dâng mãi hay chìm mãi; bạn có thể hình dung như những ngọn sóng trên bề mặt đại dương cứ dâng lên và hạ xuống, không khí cũng như vậy).

Khi bão tan, chính vùng áp cao đó khiến thời tiết trở nên nóng hoặc rất nóng vì 2 lý do: Một là không khí chìm xuống không cho phép không khí dâng lên nhiều, do đó không tạo thành mây hay mưa để làm mát (không khí khô thì dễ nóng lên hơn); hai là không khí chìm sẽ nén xuống bề mặt Trái Đất, và khi không khí bị nén thì các phân tử di chuyển càng nhanh, va vào nhau, nên nhiệt độ càng tăng.

Tại sao miền Bắc nắng nóng ngay sau bão, thay đổi nhiệt độ như vậy có bình thường? ảnh 2

Trời có thể nắng rực rỡ, rất nóng sau bão. Ảnh minh họa: KPRC.

Ngày 27/7, miền Bắc vẫn nắng nóng. Sang ngày 28/7, nắng nóng ở miền Bắc chấm dứt và nhiều tỉnh thành lại có mưa.

Tại sao miền Bắc nắng nóng ngay sau bão, thay đổi nhiệt độ như vậy có bình thường? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?

Có thể bạn quan tâm

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

HHT - Các mô hình dự báo của các cơ quan khí tượng lớn trên thế giới chưa có sự thống nhất về nơi mà bão số 3 (bão Yagi) có thể đổ bộ vào nước ta trong vài ngày tới. Vậy tổng hợp lại, những địa phương nào ở nước ta có thể là nơi bão số 3 đổ bộ? Ở Thủ đô Hà Nội, gió có thể mạnh đến cấp bao nhiêu?
Trùng hợp lạ giữa bão số 3 (Yagi) với một cơn bão đổ bộ nước ta đúng 10 năm trước

Trùng hợp lạ giữa bão số 3 (Yagi) với một cơn bão đổ bộ nước ta đúng 10 năm trước

HHT - Cơn bão số 3 (bão Yagi) được dự báo sẽ đổ bộ miền Bắc nước ta vào cuối tuần này, lúc đó là bão rất mạnh. Có một điều trùng hợp kỳ lạ là đúng 10 năm trước, có một cơn bão đổ bộ miền Bắc nước ta cũng vào tháng 9 Dương lịch với đường đi khá giống bão Yagi. 2 cơn bão này còn có những điểm giống nhau đáng ngạc nhiên nữa.