9 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết: Vì lý do gì và có phải theo quy luật nào không?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau ngày 30 Tết năm nay (là ngày 9/2/2024 dương lịch), chúng ta sẽ không có ngày 30 Tết trong 8 năm tới mà chỉ có ngày 29 Tết. Tại sao lại như vậy và điều này là theo quy luật nào?

Ngày 30 Tết là ngày cuối cùng của một năm (âm lịch) và chúng ta hầu như luôn coi nghiễm nhiên có ngày này mỗi dịp Tết Nguyên Đán đến. Tuy nhiên, sau năm nay, phải 9 năm nữa chúng ta mới lại có ngày 30 Tết vì tháng Chạp âm lịch của 8 năm tới chỉ có đến ngày 29.

Tại sao lại như vậy?

Một tháng âm lịch là thời gian mà Mặt Trăng đi qua hết các pha của nó, thường được tính từ ngày không trăng (Trăng non - New Moon) này đến ngày không trăng tiếp theo, theo trang Time and Date. Thời gian chính xác lại thay đổi chứ không cố định vì quỹ đạo của Mặt Trăng là hình bầu dục (hình e-lip), đôi khi Mặt Trăng ở gần và đôi khi cách xa Trái Đất. Ngoài ra, Mặt Trăng cũng đi trên quỹ đạo của mình nhanh hơn khi nó ở gần Trái Đất hơn.

Một tháng âm lịch trung bình kéo dài 29,530575 ngày, hay 29 ngày, 12 giờ, 44 phút và 2 giây, tức là ngắn hơn tháng dương lịch một chút.

9 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết: Vì lý do gì và có phải theo quy luật nào không? ảnh 1

Một tháng âm lịch là thời gian mà Mặt Trăng đi qua hết các pha của nó. Ảnh: bigstockphoto.com/ Delpixart.

Thời gian để Mặt Trăng hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Trái Đất được gọi là một tháng thiên văn. Trong tiếng Anh người ta dùng từ sidereal, bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là những ngôi sao. Vậy một tháng thiên văn có nghĩa là Mặt Trăng trở lại cùng một điểm theo những ngôi sao, và thời gian này là khoảng 27,3 ngày.

Nhưng thực tế không chỉ đơn giản như vậy. Nếu Trái Đất đứng yên, tháng âm lịch sẽ bằng với tháng thiên văn. Nhưng đồng thời với việc Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì Trái Đất của chúng ta cũng quay quanh Mặt Trời theo cùng hướng. Cho nên sau khi hoàn thành một tháng thiên văn, Mặt Trăng lại phải di chuyển một chút nữa để sắp hàng kịp với Mặt Trời và Trái Đất như thời điểm không trăng (Trăng non) kỳ trước. Vì vậy một tháng âm lịch mới dài hơn một tháng thiên văn khoảng 2,2 ngày.

9 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết: Vì lý do gì và có phải theo quy luật nào không? ảnh 2

Ở thời điểm không trăng thì thực ra đó là Trăng non (New Moon), nhưng vì Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, nửa tối của nó hướng về phía Trái Đất nên chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng. Ảnh: John Jardine Goss/ EarthSky.

Lịch âm thì chỉ phụ thuộc vào thực tế các pha của Mặt Trăng, mà các pha đó lại khá phức tạp như trên chứ không phải theo quy ước nào. Vì vậy, độ dài của các tháng âm lịch cũng khác nhau và việc 8 năm nữa tháng Chạp không có ngày 30 (tức là chỉ có 29 Tết chứ không có 30 Tết) cũng chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên chứ không phải theo quy luật nào cả.

Tóm lại, sau năm nay, phải đến Tết Nguyên Đán 2032 - 2033 (hết năm 2032, chuyển sang năm 2033) thì chúng ta mới lại có ngày 30 Tết.

9 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết: Vì lý do gì và có phải theo quy luật nào không? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

HHT - Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 4 đang có đường đi liên tục thay đổi do chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong các bản tin mới nhất của các cơ quan khí tượng, sau khi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão, ATNĐ/bão có khả năng hướng về phía miền Trung nước ta.
Bao giờ mùa Thu thực sự mới bắt đầu, dù theo lịch thì đã sắp đến Trung Thu?

Bao giờ mùa Thu thực sự mới bắt đầu, dù theo lịch thì đã sắp đến Trung Thu?

HHT - Mặc dù Tết Trung Thu sắp đến (ngày 17/9 Dương lịch) nhưng nếu cảm nhận dựa trên thời tiết thì chúng ta cũng thấy là vẫn chưa có thời tiết kiểu mùa Thu. Vậy khi nào mùa Thu thực sự mới bắt đầu với sự thay đổi rõ rệt về thời tiết, và tại sao lại có sự khác biệt về ngày bắt đầu mùa Thu theo những cách tính khác nhau?