Bạn có sẵn sàng gia nhập xu hướng “dịch chuyển” để học tập không?

Bạn có sẵn sàng gia nhập xu hướng “dịch chuyển” để học tập không?
HHT - Niềm tin vào những nền giáo dục quốc tế toàn diện đã khiến việc du học trở thành một cơn sốt.

Những điều các công ty tư vấn du học không nói với bạn

Niềm tin vào những nền giáo dục quốc tế toàn diện đã khiến việc du học trở thành một cơn sốt. Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, 38.000 du học sinh Việt đang “cắm cọc” tại Nhật, 31.000 sinh viên theo học tại Úc, 28.000 bạn trẻ chọn Mỹ làm điểm dừng chân trong năm 2016. Theo báo cáo của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) năm 2017, Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách các nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ. Những điểm đến lý tưởng tiếp theo là Canada, Anh, Trung Quốc. Thế nhưng bên cạnh những điểm cộng như cơ sở vật chất tiên tiến, giáo án cập nhật với thời đại, phương pháp đào tạo chuẩn, trải nghiệm du học tại bất cứ quốc gia nào cũng sẽ mang tới những bất ngờ không mấy dễ chịu.

Bạn có sẵn sàng gia nhập xu hướng “dịch chuyển” để học tập không? ảnh 1

Bạn Vân Lâm (NYU Shanghai) kể: “Tớ qua Mỹ học năm lớp 11. Qua phim ảnh, báo chí và những nghiên cứu, tớ cứ tưởng tượng rằng đất Hoa Kỳ là hợp chủng quốc bình đẳng nhất thế giới. Thế nhưng, tớ từng sốc khi thấy những người châu Á bị cô lập. Nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi trên đất Mỹ. Tớ từng lủi thủi đi học xong lại về nhà mà chẳng kết bạn được với ai cả. Sau hai năm học, tớ nói cà lăm luôn vì không giao tiếp với ai cả”.

Câu chuyện bạn Trần Tuyết Nhung, một du học sinh tại Hàn Quốc vỡ mộng giấc mơ “du học sang chảnh” và sốc vì chỉ có thể kiếm được công việc rửa bát từng gây xôn xao mạng xã hội. Cô bạn họa sĩ Tamypu cũng chia sẻ chân thành qua mạng xã hội về những khó khăn khi du học như học phí, không có người thân... Việc du học ở một đất nước phát triển không chỉ có những trải nghiệm sung sướng như nhiều bạn tưởng tượng.

Từ Canada, bạn Long Nguyễn (cựu học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) “kể khổ”: “Ở đây, chi phí y tế rất đắt đỏ, mà khí hậu thì quá lạnh giá! Mỗi lần bị cảm sơ cũng rất đáng sợ, vì không thể đi học nổi, bên cạnh chẳng có ai, chỉ biết cuộn trong chăn hy vọng điều kì diệu sẽ xảy ra với sức khỏe của bản thân!”.

Bạn có sẵn sàng gia nhập xu hướng “dịch chuyển” để học tập không? ảnh 2

Hay bạn Nho Ngọc (du học sinh tại London, Anh) chỉ ra thực tế rằng: “Trong thời đại hòa nhập quốc tế và phát triển mạnh mẽ của công nghệ, bạn có thể có kinh nghiệm làm việc cũng như kiến thức ở bất cứ đâu. Vì vậy nên, việc có một tấm bằng quốc tế không đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ có một công việc nhẹ nhàng lương cao. Chưa kể, để định cư, công việc của bạn phải nằm trong danh sách nghề cho phép nhập cư (Occupation list) của đất nước đó! Và những công việc này thường rơi vào nhóm STEM (Science - Technology - Engineering - Math)”.

Tuy nhiên nếu bạn chuẩn bị trước tinh thần để đối đầu thì những khó khăn du học chính là những thử thách hữu ích giúp bạn sớm độc lập, trưởng thành.

Xác định du học, bạn phải sẵn sàng gánh trên vai áp lực từ tài chính gia đình, yêu cầu thích nghi với môi trường sống mới, sự kỳ vọng của gia đình…. Ngoài ra, việc phải tự lên lịch cho cuộc sống, khi nào đi chợ nấu ăn, lúc nào phải giặt giũ dọn dẹp, thời gian phù hợp để làm bài tập và thực tập rèn cho bạn khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn với những bạn vẫn được gia đình bảo bọc.

Bạn có sẵn sàng gia nhập xu hướng “dịch chuyển” để học tập không? ảnh 3

Du học, rồi sao nữa?

Nhiều bạn đặt mục tiêu cho tương lai là du học với niềm tin rằng đó là con đường mang tới cuộc sống tốt đẹp hơn, đem đến nhiều cơ hội thành công hơn. Thực tế không phải vậy!

Bạn Nho Khoa (SV ĐH RMIT) chia sẻ: “Tớ từng được học bổng du học Mỹ ngành Truyền thông. Thế nhưng đặc tính của ngành nghề này là mang bản chất văn hóa bản địa rất cao. Bạn phải là người dân đất nước đó để có thể thấm nhuần văn hóa của họ, để có thể viết lách và giao tiếp một cách truyền cảm nhất. Chưa kể, bạn khó có thể cạnh tranh với người bản xứ ở lĩnh vực này, trong khi sau khi du học 4 năm, trở về Việt Nam, những kiến thức bạn đã học cũng khó áp dụng được vì truyền thông mỗi nước mỗi khác. Bạn bè thì đã bỏ xa bạn về kinh nghiệm, và bạn phải bắt đầu lại từ con số 0! Đó là lý do mà tớ quyết định không đi du học nữa, và bắt đầu tập trung thực tập tại các công ty truyền thông ở Việt Nam”.

Bạn cũng có thể học cách tự lập bằng cách nghiêm khắc với bản thân mình. Không nhất thiết phải “đấu tranh sinh tồn” giữa xứ người, hãy bắt đầu từ việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong gia đình, đặt ra các mục tiêu cá nhân để chinh phục.

Bạn có sẵn sàng gia nhập xu hướng “dịch chuyển” để học tập không? ảnh 4

Và sống ở một đất nước GDP cao hơn, kinh tế phát triển hơn, không có nghĩa là bạn sẽ hạnh phúc hơn. Bạn Minh Hằng (du học sinh Úc, Eynesbury International College) chia sẻ: “Sau khi học xong, tớ sẽ về Việt Nam. Có những người yêu không khí tĩnh lặng của Úc, nhưng tớ lại thích sự ồn ã của TP.HCM. Có những người tận hưởng công việc sớm tối tại Úc và chất lượng cuộc sống cao, còn tớ thì chỉ muốn có một shop bán bông tai, trồng một vườn cây, có thể ghé ăn những hàng quán vỉa hè yêu thích mỗi ngày, như vậy là quá đủ!”.

Vì vậy, nếu như bạn cảm giác lạc lõng vì mình không có giấc mơ du học như bạn bè cùng trang lứa, hay bơ vơ một mình vì bạn cùng lớp đã xách ba lô lên và bay hết rồi, thì đừng tủi thân nữa. Nơi bạn ở không quyết định bạn là ai, ngôi trường bạn học không quyết định việc bạn sẽ học được những gì, số lượng cơ hội cũng chẳng quan trọng nếu bạn không biết nắm bắt. Chính bạn quyết định mình sẽ trải nghiệm những gì và trưởng thành như thế nào!

Bạn có sẵn sàng gia nhập xu hướng “dịch chuyển” để học tập không? ảnh 5

Còn bạn, ý kiến của bạn về việc đi du học thế nào? Bạn ủng hộ teen nên xách ba-lô lên và đi, hay học tại Việt Nam và tìm kiếm cơ hội cho mình ngay từ ghế nhà trường? Hãy nói lên quan điểm của bạn về vấn đề này nhé! Gửi mail cho chúng tớ vào homthuhoa@gmail.com nhen!

MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 
Toàn cảnh họp báo của Min Hee Jin: Bật khóc khi nhắc đến NewJeans, nhiều tuyên bố sốc
Toàn cảnh họp báo của Min Hee Jin: Bật khóc khi nhắc đến NewJeans, nhiều tuyên bố sốc
HHT - Sau khi HYBE tuyên bố sẽ đâm đơn kiện, Min Hee Jin đưa ra tuyên bố tổ chức họp báo đột ngột vào chiều 25/4. Hơn 2 tiếng, CEO ADOR công khai đoạn tin nhắn với Bang Si Hyuk, cho rằng ông nhạo báng cô khi NewJeans lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Min Hee Jin cũng đưa ra nhiều phát ngôn gây sốc khác.

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.