Bão Koinu bỗng nhiên mạnh lên dữ dội khi áp sát Đài Loan, rất gần cấp siêu bão

HHT - Trái với dự báo là bão Koinu sẽ giảm cường độ một chút khi tiến vào Đài Loan (Trung Quốc), cơn bão này bỗng nhiên mạnh lên thành bão dữ dội, rất gần cấp siêu bão, khi áp sát Đài Loan. Điều này, cộng với đường đi của bão Koinu, làm dấy lên mối lo ngại rằng bão sẽ tiến thẳng vào nhà máy điện hạt nhân.

Sáng nay, 5/10, bão Koinu bất ngờ mạnh lên thành bão dữ dội (violent typhoon) với sức gió lên tới 220 km/h, theo trang Zoom Earth, tức là rất gần cấp siêu bão. Hiện Koinu đang gây mưa to gió lớn ở Đài Loan (Trung Quốc).

Cường độ và đường đi của bão Koinu khiến các nhà khí tượng bày tỏ lo ngại rằng nó sẽ đi về phía Nhà máy điện hạt nhân Maanshan ở phía Nam Đài Loan. Bill Deger, một nhà khí tượng học của công ty AccuWeather nói với trang Newsweek rằng ông hy vọng bão Koinu sẽ yếu đi một chút khi tới chỗ nhà máy điện hạt nhân cuối cùng này của Đài Loan.

Bão Koinu bỗng nhiên mạnh lên dữ dội khi áp sát Đài Loan, rất gần cấp siêu bão ảnh 1

Bão Koinu trở thành bão dữ dội vào sáng 5/10 (xoáy ốc màu đỏ là vị trí hiện tại). Ảnh: Zoom Earth.

Với sức mạnh như hiện tại của bão Koinu, ông Deger cho rằng sẽ xảy ra mất điện, hư hại cơ sở hạ tầng và ngập lụt, với lượng mưa được dự báo là khoảng hơn 300 mm.

Các thảm họa thiên nhiên, mà bão là một trong số đó, từng gây ra những nguy cơ lớn với các nhà máy điện hạt nhân và hậu quả có thể kéo dài. Chẳng hạn, nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đã bị phá hủy bởi sóng thần sau trận động đất mạnh 9.0 độ hồi năm 2011. Vì vậy, không chỉ các nhà khí tượng mà nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới cũng đang theo dõi bão Koinu và hy vọng nó sẽ chỉ đi gần qua nhà máy điện hạt nhân Maanshan ở Đài Loan mà thôi.

Bão Koinu bỗng nhiên mạnh lên dữ dội khi áp sát Đài Loan, rất gần cấp siêu bão ảnh 2

Nhà máy điện hạt nhân Maanshan ở Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: CNA.

Về nhà máy điện hạt nhân Maanshan, Công ty Điện lực Đài Loan đã gửi đơn xin đóng cửa vì giấy phép hoạt động trong 40 năm của nhà máy này sắp hết hạn. Tuy nhiên, theo dự kiến thì phải năm 2024 hoặc 2025, nhà máy mới đóng cửa.

Hiện tại bão Koinu vẫn đang di chuyển theo hướng Tây, theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ.

Bão Koinu bỗng nhiên mạnh lên dữ dội khi áp sát Đài Loan, rất gần cấp siêu bão ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Sóng nhiệt khác thường ở châu Á, Hà Nội sắp có ngày nắng nóng gay gắt đầu tiên

Sóng nhiệt khác thường ở châu Á, Hà Nội sắp có ngày nắng nóng gay gắt đầu tiên

HHT - Nhiệt độ đang tăng không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nơi khác tại châu Á. Đây được coi là đợt nóng khá khác thường, trong những ngày tới có thể tạo ra những mức nhiệt độ phá kỷ lục. Trong đợt này, dự báo Thủ đô Hà Nội cũng có thể có ngày nắng nóng gay gắt đầu tiên của năm 2025.
Miền Bắc nắng ấm bao nhiêu ngày, hôm nào Hà Nội chạm ngưỡng 35 độ C?

Miền Bắc nắng ấm bao nhiêu ngày, hôm nào Hà Nội chạm ngưỡng 35 độ C?

HHT - Nắng ấm đã xuất hiện ở nhiều tỉnh thành miền Bắc, bao gồm Thủ đô Hà Nội. Tiết trời đẹp và khô ráo như thế này ở miền Bắc sẽ duy trì trong bao nhiêu ngày? Mà không chỉ ấm, sắp tới nhiều nơi ở miền Bắc sẽ chuyển nóng và ở Hà Nội có thể có ngày nắng nóng đầu tiên trong năm nay với mức nhiệt độ 35 độ C.
Miền Bắc sắp có đợt nắng nóng diện rộng, một số nơi nhiệt độ lên đến 38 độ C

Miền Bắc sắp có đợt nắng nóng diện rộng, một số nơi nhiệt độ lên đến 38 độ C

HHT - Không khí lạnh bắt đầu suy yếu, nhiệt độ miền Bắc tăng dần. Dự báo sắp tới miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng diện rộng, đã có những mô hình dự báo nhiệt độ một số nơi ở miền Bắc có thể lên đến 37 - 38 độ C (là mức nắng nóng gay gắt). Đợt nắng nóng này sẽ bắt đầu từ ngày nào và nhiệt độ Hà Nội cụ thể là bao nhiêu?