Chơi game thực tế ảo, cô gái bị quăng xuống đất vì máy hỏng mà vẫn tưởng đó là trong game

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một cô gái đang chơi game thực tế ảo thì máy bị hỏng, quăng cô xuống đất. Phản ứng của cô nàng sau đó khiến dân tình chứng kiến không thể nhịn cười.

Có lẽ một trong những khía cạnh nguy hiểm của các trò chơi thực tế ảo là mức độ "thực tế" của chúng - chúng thật đến mức khiến người chơi không còn phân biệt được thật với ảo, thậm chí đôi khi quên mất là mình đang ở đâu.

Bởi vậy mà cô gái này trong khi đang đeo headset để chơi game thực tế ảo và máy bị hỏng khiến cô rơi xuống đất thì vẫn nằm im dưới đất vì tưởng đó là “thực tế ảo” được thể hiện xuất sắc trong trò chơi.

Video cô gái chơi game này - không ghi rõ là ở đâu - do những người bạn đi cùng cô ghi lại và đăng lên mạng, đã được xem gần 23 triệu lượt.

Chơi game thực tế ảo, cô gái bị quăng xuống đất vì máy hỏng mà vẫn tưởng đó là trong game ảnh 1

Cái máy rõ ràng là bị lỗi. Ảnh: Twitter.

Trong video, cô gái ngồi vững trong ghế, đã thắt đai an toàn. Thế rồi máy nhấc cô gái lên và xoay ngang ra - đến bước này thì chắc vẫn là một phần của trò chơi. Nhưng bỗng nhiên, cái máy dừng lại rồi rơi sập xuống đất, trong khi cô gái vẫn ngồi trong ghế. Cô gái đang đeo headset nên vẫn tưởng mình đang ở trong game (có lẽ còn tưởng việc bị đau do ngã cũng là… ảo luôn) nên nằm im, chỉ có bạn bè của cô là vội vàng chạy tới giúp.

Video cô gái bị ngã do máy game hỏng nhưng lại tưởng chuyện xảy ra trong game. Nguồn: @Carlos Xche**.

Cư dân mạng vừa thương cảm, vừa buồn cười vì tình huống này. Họ viết những bình luận như: “Từ 3D thành 6D chỉ trong một khoảnh khắc”.

“Cô ấy vẫn ở trong thế giới ảo mà không biết chuyện gì vừa xảy ra”.

“Có lẽ sau đó cô ấy sẽ kể với bạn bè rằng: “Cái trò chơi đó “thật” thật đấy, đến mức tớ đau hết cả người”.”

Cũng có một số netizen nói rằng họ hơi sốc khi xem video này và sẽ không bao giờ dám chơi game thực tế ảo vì sợ rằng lúc chơi sẽ không biết là mình đang ở thế giới nào nữa.

Chơi game thực tế ảo, cô gái bị quăng xuống đất vì máy hỏng mà vẫn tưởng đó là trong game ảnh 2

Một bác nông dân cho bò đeo kính thực tế ảo. Ảnh: Anadolu Agency via Getty Images.

Những thiết bị thực tế ảo gần đây được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống. Có một bác nông dân ở Thổ Nhĩ Kỳ từng cho bò của mình đeo kính thực tế ảo trong mùa Đông, khi trời lạnh và chúng không thể ra ngoài. Theo bác ấy thì bò ở trong chuồng và đeo kính thực tế ảo sẽ có cảm giác như chúng đang được ra ngoài trời, mà theo nghiên cứu thì việc được nhìn cảnh vật ngoài trời sẽ khiến bò vui hơn và cho nhiều sữa hơn.

Chơi game thực tế ảo, cô gái bị quăng xuống đất vì máy hỏng mà vẫn tưởng đó là trong game ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên có video với giọng thật của Barron Trump, vì sao ai cũng khen ngợi?

Lần đầu tiên có video với giọng thật của Barron Trump, vì sao ai cũng khen ngợi?

HHT - Một video có Tổng thống đắc cử Donald Trump và con trai út Barron Trump vừa được đăng lên mạng đã trở thành hiện tượng, vì cư dân mạng nhận ra rằng đây là lần đầu tiên họ nghe thấy giọng nói thật của Barron. Cả phong thái lẫn giọng nói của Barron đều được khen ngợi hết lời và nhiều người nhận xét rằng bà Melania đã dạy dỗ Barron rất tốt.
Trung ương Đoàn gặp mặt dàn Anh Trai "Say Hi", HIEUTHUHAI có chia sẻ ấn tượng

Trung ương Đoàn gặp mặt dàn Anh Trai "Say Hi", HIEUTHUHAI có chia sẻ ấn tượng

HHT - Sáng 6/12, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã gặp mặt DatVietVAC và các nghệ sĩ trẻ tham gia chương trình Anh Trai "Say Hi". Anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN mong đợi các "anh trai" sẽ "tiếp tục có thêm sản phẩm về văn hoá nghệ thuật lan tỏa mạnh để góp phần vào công cuộc chấn hưng văn hóa".
Mạo danh EVN yêu cầu quét mã xác nhận đóng tiền điện lừa hàng trăm triệu đồng

Mạo danh EVN yêu cầu quét mã xác nhận đóng tiền điện lừa hàng trăm triệu đồng

HHT - Thời gian gần đấy, nhiều người dân nhận được các cuộc điện thoại của kẻ lừa đảo tự xưng là EVN, công ty điện lực yêu cầu đóng tiền điện, gửi mã thanh toán. Nếu người dân trả lời là đã đóng tiền điện trước đó thì kẻ xấu tiếp tục gửi mã QR yêu cầu quét để xác nhận, trong khi đây là những mã QR chứa mã độc hoặc tạo sẵn lệnh chuyển khoản.