Chuyến bay của Singapore Airlines đã bay vào “vùng nguy hiểm” mà nhiều phi công lo sợ

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Vị trí mà chuyến bay SQ321 của Singapore Airlines gặp nhiễu động đột ngột khiến một hành khách thiệt mạng là thuộc “vùng nguy hiểm”. Đây là khu vực mà nhiều phi công và thủy thủ lão luyện cũng sợ vì có nhiều yếu tố khó dự đoán về thời tiết.

Do gặp “nhiễu động nghiêm trọng đột ngột”, chuyến bay SQ321 của hãng Singapore Airlines, bay từ Anh đến Singapore vào ngày 21/5, đã giảm độ cao hơn 1.800 mét chỉ trong khoảng 3 phút. Sự cố này khiến một hành khách người Anh thiệt mạng và 30 người khác bị thương, một số bị thương nghiêm trọng. SQ321 sau đó hạ cánh khẩn cấp xuống Bangkok (Thái Lan).

Vị trí mà SQ321 gặp nhiễu động được cho là phía trên Vịnh Bengal thuộc Ấn Độ Dương, gần bờ biển Thái Lan. Một cựu phi công tên là Marco Chan nói với trang Times of India rằng, khu vực này gọi là Dải hội tụ liên chí tuyến (ITCZ, được đọc là itch), hoặc các thủy thủ gọi là đới lặng gió xích đạo.

Chuyến bay của Singapore Airlines đã bay vào “vùng nguy hiểm” mà nhiều phi công lo sợ ảnh 1

Chuyến bay của Singapore Airlines phải hạ cánh khẩn cấp xuống Bangkok (Thái Lan). Ảnh: Athit Perawongmetha/ Reuters.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), ITCZ là dải bao quanh Trái Đất, gần đường xích đạo. Tại đây, gió mậu dịch của Bán cầu Bắc thổi về phía Tây Nam, va chạm với gió mậu dịch của Bán cầu Nam thổi về phía Tây Bắc.

Rồi do sức nóng dữ dội của Mặt Trời ở vùng gần xích đạo này, không khí nóng và ẩm bị đẩy lên cao trên bầu khí quyển, có thể hiểu là như một quả khinh khí cầu. Không khí lên cao thì trở nên lạnh hơn. Sự nóng lên và lạnh đi liên tục này, kèm theo sự va chạm của gió như trên, gây ra những dải mưa và dông bão dai dẳng, gần như không ngừng nghỉ ở khu vực này.

Vì không khí dịch chuyển theo hướng đi lên nên thường có ít gió bề mặt ở vùng ITCZ. Đó là lý do các thủy thủ biết rằng vùng này có thể cản trở việc đi lại của tàu thuyền dùng buồm suốt hàng tuần liền vì thiếu gió. Và đó cũng là lý do mà họ gọi đây là đới lặng gió xích đạo.

Chuyến bay của Singapore Airlines đã bay vào “vùng nguy hiểm” mà nhiều phi công lo sợ ảnh 2

Vị trí mà chuyến bay SQ321 gặp nhiễu động (mũi tên đỏ). Ảnh: The Guardian/ FlightRadar24.

Tại ITCZ, ở mặt biển thì có thể lặng gió nhưng trên cao lại thường xuyên có nhiễu động. Nhưng mặc dù các phi công biết rõ về ITCZ, họ cũng không có nhiều lựa chọn để tránh nó. Ông Chan giải thích, ngay cả khi dông bão được hiển thị trên màn hình của phi công thì họ cũng rất khó tránh hoàn toàn cả một “cụm” dông bão, vì chúng có thể trải rộng ra hơn 50 hải lý (100 km).

Hồi tháng 6/2009, chuyến bay 447 của hãng Air France, bay từ Rio de Janeiro (Brazil) đến Paris (Pháp), đã bị rơi cũng vào lúc bay qua một ITCZ ở Đại Tây Dương, khiến toàn bộ 228 người thiệt mạng.

Chuyến bay của Singapore Airlines đã bay vào “vùng nguy hiểm” mà nhiều phi công lo sợ ảnh 3

Hình ảnh vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) về ITCZ, nơi có thời tiết xấu trên không. Ảnh: NOAA.

Nhìn chung, nhiều phi công kỳ cựu cũng vẫn sợ ITCZ do các điều kiện thời tiết khó dự đoán và nhiều thách thức ở đây.

Chuyến bay của Singapore Airlines đã bay vào “vùng nguy hiểm” mà nhiều phi công lo sợ ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đợt nắng nóng ở miền Bắc kéo dài, Hà Nội có nhiệt độ cao duy trì nhiều ngày tới

Đợt nắng nóng ở miền Bắc kéo dài, Hà Nội có nhiệt độ cao duy trì nhiều ngày tới

HHT - Nắng nóng diện rộng ở miền Bắc có thể sẽ dịu đi vào một vài ngày nhất định, nhưng chỉ đỡ chút ít rồi lại tiếp tục nóng, nhiệt độ ở phần lớn các tỉnh thành nói chung vẫn cao. Tại Hà Nội, trong nhiều ngày tới, nhiệt độ cảm nhận cao nhất trong ngày gần như không hôm nào xuống dưới 40 độ C.
Tại sao nhiệt độ 40 độ C ở sa mạc lại dễ chịu đựng hơn ở các nước nhiệt đới?

Tại sao nhiệt độ 40 độ C ở sa mạc lại dễ chịu đựng hơn ở các nước nhiệt đới?

HHT - Khi nhiệt độ ở một thành phố thuộc một nước nhiệt đới, ví dụ như ở Thủ đô Hà Nội của nước ta, mà lên đến 40 độ C thì người dân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, dễ kiệt sức. Nhưng cùng mức nhiệt độ này ở sa mạc thì con người lại dễ chịu đựng được hơn. Tại sao lại như vậy?