Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19

HHT - Bluezone - Phát hiện tiếp xúc hiện đang là ứng dụng được nhiều người cài đặt để ứng phó với dịch COVID-19. Tuy vậy, một số người dùng do chưa tìm hiểu kỹ nên đang có sự nhầm lẫn về cách sử dụng cũng như cơ chế hoạt động của ứng dụng này.

Tải nhầm ứng dụng có tên tương tự Bluezone

Bluezone là ứng dụng có thể cài đặt cho điện thoại thông minh, bằng việc tìm kiếm trên App Store hoặc Google Play Store. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm ứng dụng này, một số người dùng đã tải nhầm các ứng dụng có tên tương tự Bluezone như Bluezone Pool, Bluezone Ads, Blued và đặt biệt là Bluzone.

Theo đó, app Bluzone thực tế là ứng dụng giám sát thiết bị từ xa thông qua nền tảng điện toán đám mây được phát hành năm 2017. Ứng dụng này hoàn toàn không liên quan đến công tác phòng và chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19 ảnh 1 Ứng dụng khiến người dùng nhầm lẫn với Bluezone.
Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19 ảnh 2 Ứng dụng giúp cảnh báo tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 tại Việt Nam có tên chính xác là Bluezone - Phát hiện tiếp xúc, do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Y tế phát triển.

Người dùng lo ngại về tính bảo mật của Bluezone

Khi cài đặt Bluezone trên Android và kích hoạt Bluetooth, người dùng sẽ được ứng dụng yêu cầu cấp quyền truy cập vị trí. Nhiều người lo lắng việc này sẽ khiến thông tin cá nhân của mình bị đánh cắp.

Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19 ảnh 3 Ứng dụng Bluezone.

Tuy nhiên, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm vì tính bảo mật, khi Bluezone chỉ lưu dữ liệu trên máy người dùng mà không chuyển lên hệ thống.

Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp để phát hiện những người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19. Việc ứng dụng này yêu cầu cấp quyền truy cập vị trí là do chính sách bắt buộc của Google khi sử dụng Bluetooth năng lượng thấp.

Bluezone cũng không ghi nhận chính xác vị trí gặp nhau của những người cài ứng dụng, mà chỉ ghi nhận họ gặp nhau vào lúc nào, trong thời gian bao lâu.

Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19 ảnh 4 Muốn sử dụng Bluetooth năng lượng thấp trên hệ điều hành Android, người dùng phải phải bật tính năng định vị. Tuy vậy, ứng dụng Bluezone hoàn toàn không thu thập dữ liệu về vị trí của bạn.
Bên cạnh đó, mọi người dùng cài đặt Bluezone đều ẩn danh với người khác. Chỉ cơ quan y tế có thẩm quyền mới có thể biết những người nhiễm và nghi nhiễm do tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.
Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19 ảnh 5 Người sử dụng Bluezone cũng sẽ không biết rõ danh tính của người từng tiếp xúc, bởi việc ghi nhận này được thực hiện dưới dạng mã ID hệ thống tự sinh ra. Mã định danh này thậm chí sẽ thay đổi cứ sau mỗi 15 phút.  
Người dùng nhầm lẫn trong cách sử dụng

Khi sử dụng, Bluezone sẽ cho bạn biết lịch sử tiếp xúc của bản thân với những người xung quanh cũng cài ứng dụng đó. Và số lượt hiển thị trên app không phải là số ca nhiễm COVID-19 đã tiếp xúc gần bạn như nhiều người lầm tưởng.

Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19 ảnh 6 Tổng lượt tiếp xúc, tiếp xúc gần Bluezone ghi nhận là số người dùng cũng cài Bluezone đã tiếp xúc với bạn. Nếu có người trong số đó được xác nhận nhiễm COVID-19, thông tin từ Bluezone của người bệnh sẽ được đưa lên hệ thống và gửi cảnh báo đến bạn.

Trong phiên bản được cập nhật mới đây, giao diện của Bluezone đã có một vài thay đổi. Ứng dụng có thêm dòng chữ hiển thị trạng thái tiếp xúc của bạn với những người dùng Bluezone khác. Vòng truy quét cũng chỉ còn một phần duy nhất, xác định số "người dùng quanh bạn".

Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19 ảnh 7 Ứng dụng Bluezone phiên bản 3.0.0 đã chỉnh sửa giao diện.

Ứng dụng cũng cung cấp thông tin lý giải cho người dùng. Việc hai máy ở cạnh nhau nhưng có số liệu “người dùng quanh bạn” khác nhau là do các máy có thời gian hoạt động khác nhau, đồng thời có chu kỳ nghỉ luân phiên để tiết kiệm năng lượng. Tuy vậy, các tiếp xúc gần của người dùng vẫn được ghi nhận đầy đủ.

Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19 ảnh 8
Theo thống kê của Cục tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), số lượt tải ứng dụng Bluezone đã đạt 15,7 triệu lượt. Mỗi ngày trung bình có thêm 1 triệu người Việt Nam cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone. 

Tuy vậy, việc sử dụng các ứng dụng giúp xác định tiếp xúc gần để phòng tránh COVID-19 như Bluezone chỉ có hiệu quả khi khoảng 60% dân số trưởng thành cài đặt ứng dụng. Bộ tiếp Thông tin và Truyền thông tiếp tục đặt mục tiêu sẽ có khoảng 50 triệu người sử dụng ứng dụng này trong thời gian tới. 

Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19 ảnh 9 Việc cài đặt ứng dụng Bluezone là một việc làm cần thiết để bảo vệ chính bản thân mình và bảo vệ cả cộng đồng.
Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Bluezone - ứng dụng được quan tâm nhất mùa dịch COVID-19 ảnh 10 Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone.
MỚI - NÓNG
"Vũ trụ" OTP Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Duy Khánh - Công Nam "dưỡng thê"
"Vũ trụ" OTP Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Duy Khánh - Công Nam "dưỡng thê"
HHT - Dàn "anh tài" trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai (ATVNCG) nhận được sự yêu thích đặc biệt từ đông đảo người hâm mộ vì tài năng cùng nguồn năng lượng tích cực. Tương tác đáng yêu của các "anh tài" cũng được fan (hoặc chính các "anh tài") ghép thành cặp bromance hay "gia đình", trở thành yếu tố "hút fan", tăng độ thảo luận cho chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu trong lịch sử: Ba cơn bão cùng lúc ở Đại Tây Dương vào tháng 10

Lần đầu trong lịch sử: Ba cơn bão cùng lúc ở Đại Tây Dương vào tháng 10

HHT - Hiện tại đang có một sự kiện về bão chưa từng xảy ra trong lịch sử: Ở Đại Tây Dương đang có 3 cơn bão cùng hoạt động vào tháng 10. Trong số đó, bão Milton là mạnh nhất và có khả năng tàn phá lớn nhất. Điều này cho thấy sự khó lường và bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan ở khắp nơi trên thế giới.
Siêu bão Milton trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới 2024, thách thức các giới hạn

Siêu bão Milton trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới 2024, thách thức các giới hạn

HHT - Từ một cơn bão được dự báo chỉ ở mức vừa phải, bão Milton ở Vịnh Mexico (Đại Tây Dương) mạnh lên nhanh đến mức các cơ quan khí tượng còn vất vả mới cập nhật kịp. Milton được gọi là “cơn bão thế kỷ”, dự báo đổ bộ vào bang Florida (Mỹ), nơi còn chưa khắc phục xong hậu quả của bão Helene.