Đối với các nhà điều hành, điều họ kỳ vọng ở một giám đốc sáng tạo (GĐST) mới là họ sẽ ngay lập tức khởi động và mở ra một kỷ nguyên sáng tạo mới, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng ngay từ bộ sưu tập đầu tiên.
Kỳ vọng này được dựa trên những câu chuyện và con số có thật, như GĐST Alessandro Michele đã nâng doanh thu của Gucci từ 3,6 tỷ Euro lên gần 10 tỷ Euro trong nhiệm kỳ 8 năm của mình. Hay GĐST Daniel Lee, người đã hồi sinh Bottega Veneta trở thành một "đại gia" về phụ kiện, khiến doanh thu tăng 28% trong ba năm đảm nhiệm vai trò này.
Việc thành công tương tự có lặp lại tại Burberry của GĐST Daniel Lee vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ cần thời gian quan sát. |
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải giám đốc sáng tạo nào cũng có thể gánh vác được kỳ vọng to lớn này. Thậm chí Daniel Lee cũng cần thời gian để xem liệu có thể lặp lại thành công của Bottega Veneta tại Burberry hay không (gần đây tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của thương hiệu này đang chậm lại).
Các nhà phê bình thời trang cho rằng sự thiếu kiên nhẫn đối với thành công thương mại có thể gây tổn hại đến thương hiệu lẫn các tài năng thiết kế. Việc tuyển dụng và sa thải các giám đốc sáng tạo diễn ra nhanh, thay đổi chớp nhoáng đã gây ra một áp lực rất lớn cho những người làm chuyên môn. Sự khắc nghiệt không thể nuôi dưỡng tài năng mà thậm chí còn có thể bóp chết nó.
Cách các thương hiệu đổ lỗi cho các nhà thiết kế và GĐST đã gây chia rẽ trong giới thời trang. |
Cách các thương hiệu đổ lỗi cho các nhà thiết kế và giám đốc sáng tạo đã gây chia rẽ trong giới thời trang. Trách nhiệm bồi đắp và gìn giữ tính thẩm mỹ, song song với việc đảm bảo doanh số không thể chỉ đặt lên vai của các giám đốc sáng tạo là xong. Hoặc ít nhất cũng phải cho giới chuyên môn một khoảng thời gian nhất định để họ làm việc và đạt kết quả tốt nhất.
Marco Bizzarri - cựu CEO của Gucci, cùng Alessandro Michele - cựu giám đốc sáng tạo. |
Ai cũng muốn tìm kiếm một bộ óc sáng tạo xuất chúng và kì vọng có thể vực dậy thương hiệu chỉ sau một đêm. Nhưng thời trang không phải chỉ nói đến chuyện buôn bán và lợi nhuận, nó còn là món ăn tinh thần và sự mới mẻ là điều tối thiểu mọi thương hiệu cần làm. Vai trò của giám đốc sáng tạo là làm cho thương hiệu trở nên nổi bật trong thời đại hiện nay, để thương hiệu gây ấn tượng với công chúng nhanh hơn đối thủ.
Thời trang không phải chỉ nói đến chuyện buôn bán và lợi nhuận, nó còn là món ăn tinh thần. |
Thành công nào cũng cần được xây đắp theo thời gian, kể cả là thành công về mặt thương mại. Thường trong vòng một năm hoặc lâu hơn, kết quả sẽ phản ánh được sự thành công của một vài bộ sưu tập đầu tiên.