Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm
HHT - Mặc dù chính lễ là 23 tháng Chạp nhưng từ ngày 22, nhiều người dân Hà Nội đã mang cá chép ra sông, hồ thả sớm tiễn ông Công ông Táo về trời.
Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 1

Trưa 7/2 (tức 22/12 âm lịch), mặc dù ngày mai mới là chính lễ 23 tháng Chạp, nhiều người dân Hà Nội đã tranh thủ mua cá chép thả xuống sông hồ để cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 2

Dọc cầu Long Biên, hàng chục bạn trẻ cầm tấm biển mong mọi người “thả cá đừng thả túi nilon” để bảo vệ môi trường.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 3

Trong ảnh là Phương (mũ đỏ) cùng Vũ Lan Hương, học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Gia Thiều tình nguyện đứng trong giá rét mong mọi người không xả rác.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 4

Theo bạn Trương Thị Thu Quỳnh, khác với những năm trước, mùa ông Công ông Táo năm nay đã không còn tình trạng vàng mã hay túi nilon cùng nhiều loại rác vương vãi khắp nơi. Người dân đã có ý thức hơn rất nhiều trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 5

Mặc dù ngày mai mới 23 tháng Chạp nhưng hôm nay có rất đông người dân sau khi làm lễ thắp hương đã mang cá lên tận cầu Long Biên để thả.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 6

Những chú cá chép vàng được các tình nguyện viên cẩn thận mang ra xô để thả xuống sông.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 7

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu trời được cúng vào ngày 22, 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Việc thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… được quan niệm là để chở ông Táo lên chầu Trời.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 8

Từng xô cá được kéo dây xuống tận lòng sông để thả tránh việc ném xuống khiến cá chép bị chết.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 9

Bên cạnh đó, nhóm tình nguyện viên thu gom rác thải trên mặt cầu.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 10

Nhiều gia đình mang cả đàn cá chép tới thả để ông Công ông Táo về chầu trời “nhanh hơn”.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 11

Ở hồ Tây đoạn cạnh đường Thanh Niên nhiều người dân cũng mang cá chép tới đây để thả.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 12

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 13

Ngoài ý nghĩa là “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, phong tục thả cá chép còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Hà Nội: Sợ "tắc đường", người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm ảnh 14

Trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Nguồn: Saostar.vn

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.