Bắt đầu bằng một nhiệm vụ đơn giản
Chẳng có gì tệ hơn việc khởi đầu ngày mới bằng một đầu việc khó nhằn, điều mà bạn biết rằng có thể cả ngày sau đó bạn cũng không thể hoàn thành đúng không nào?
Khái niệm "đa năng" không (phải lúc nào cũng) tồn tại
Đừng ép cơ thể của mình trở nên "quá tải" (nếu bạn không muốn nhìn thấy nó... đơ). Một nghiên cứu của trường Stanford do Tiến sĩ Eyal Ophir tiến hành năm 2009 đã chỉ ra rằng rất ít người có thể cùng một lúc làm được nhiều việc mà không quên béng hoặc thậm chí... làm hỏng một đầu việc nào đó. Thế nên chẳng có gì là bất bình thường nếu bạn ngừng cố gắng ép bản thân mình trở nên đa năng cả. Hãy hoàn thành từng việc một, cố gắng duy trì sự tập trung ở những việc cần ưu tiên nhé!
Thừa nhận đi, bạn đang bị đánh lừa bởi... chính mình!
John Bargh, nhà khoa khọc hiện đang làm việc ở Yale đã công bố một nghiên cứu tập trung phân tích sự trì hoãn, chần chừ - điều thường xuất hiện ở những người trẻ. Ông cho rằng não chúng ta luôn cố gắng tự động viên bản thân bằng cách... tập trung vào những công việc vô nghĩa như check thông báo Facebook chẳng hạn. Những tác nhân gây xao nhãng này sẽ đánh lừa lão bộ bằng cách tạo ra cảm giác như thể bạn vừa hoàn thành được một đầu việc. Cứ như thế, bạn lười nhác và trì hoãn việc viết bài luận bởi nghĩ rằng mình vừa làm được rất nhiều việc khác (chẳng) có ý nghĩa. Tỉnh táo nào! Thử nghĩ đâu mới là điều quan trọng với bạn vào lúc này?
Ngừng hối thúc bản thân
Theo nghiên cứu, thời gian bạn dành để hoàn thành một công việc không thực sự đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm được nhiều việc hơn, bởi khoảng thời gian nghỉ giữa quãng là rất cần thiết để chắc chắn bạn có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Nên nhớ, bạn không có một nguồn năng lượng vô tận. Đừng đặt bản thân vào tình huống khó khăn, như khi bạn dành cả ngày dài bế tắc để viết một bài luận hay học một bài hát. Một khoảng thời gian ngắn nhưng thực sự tập trung sẽ khiến công việc được hoàn thành nhanh hơn, mang đến trải nghiệm tuyệt vời hơn đấy!
Thực tế một chút xem nào
Danh sách những điều cần làm thông thường là danh sách của cả chục, cả trăm những điều... không tưởng. Thay vì viết những điều chung chung, hãy gạch những đầu dòng bé xíu, càng cụ thể càng tốt. Cảm giác thất bại khi không bao giờ có thể hoàn thành danh sách cần làm có thể dễ dàng được thay đổi bằng cách tự đặt ra cho mình những công việc nhỏ những hướng đến một đầu việc lớn hơn trong những ngày tới.
Chẳng có gì sai khi bạn muốn ngủ
Nghiên cứu của trường Y Harvard đã chỉ ra rằng gần một phần ba dân số Mỹ không ngủ đủ giấc để có thể làm việc ở mức hiệu quả nhất. Điều này dẫn tới việc nền kinh tế Mỹ đánh mất 63 triệu đô la mỗi năm chỉ bởi hiệu quả công việc đi xuống.
Giấc ngủ sẽ giúp bạn "sạc pin", nạp thêm năng lượng cho bản thân mình, giúp bạn tăng cường hiệu quả công việc, cho phép bạn tập trung tốt hơn sau đó. Đừng bao giờ nghĩ rằng "Cuộc sống quá ngắn để... ngủ". Hãy thử nghĩ rằng ngủ ít có khiến bạn sống tốt hơn không, ha!
Điều gì làm nên thói quen?
Nhiều người nghĩ rằng chúng ta chỉ cần tập trung trước các kì thi, hay khi cần quyết định một vấn đề nào đó quan trọng. Nhưng chúng ta thường không biết rằng sự tập trung cũng là một hoạt động có thể và cần thiết được rèn luyện thường xuyên để có thể biến thành một thói quen.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng chỉ cần bạn lặp đi lặp lại hành động nào đó trong vòng 21 ngày, nó nhất định sẽ trở thành một phần thói quen của bạn. Cùng với lướt facebook, la cà quán xá với bạn bè... hãy để "Học cách tập trung" đồng hành cùng bạn trong những ngày sắp tới nhé. Chắc chắn bạn sẽ không muốn rời xa người bạn ấy, khi nhận ra hiệu quả mà nó mang lại!