Hóa ra bao năm nay tôi vẫn tốn tiền điện vì thói quen này, bạn cũng nên thay đổi ngay

Hóa ra bao năm nay tôi vẫn tốn tiền điện vì thói quen này, bạn cũng nên thay đổi ngay
HHT - Chỉ cần thay đổi thói quen này trong "ba nốt nhạc", mỗi năm bạn có thể tiết kiệm được tới vài trăm nghìn tiền điện.

Có thể bạn chưa biết, có một khái niệm vui gọi là “vampire power” (tạm dịch: ma cà rồng hút điện) để chỉ hiện tượng rất nhiều đồ điện tử vẫn gây tốn điện năng khi được cắm điện mặc dù chúng hoàn toàn không đượ sử dụng. Mặc dù những con số này có thể không quá lớn nhưng việc rút phích cắm vẫn có thể giúp bạn tiết kiệm được một số tiền hàng năm. Ngoài ra, khi không may có những sự cố về điện, việc rút phích cắm còn có thể giúp giảm thiểu những hư hại không đáng có.

Dưới đây là một số ví dụ về những thiết bị có “vampire power”.

Cắm sạc điện thoại nhưng không kết nối với điện thoại

Hóa ra bao năm nay tôi vẫn tốn tiền điện vì thói quen này, bạn cũng nên thay đổi ngay ảnh 1

Một cục sạc khi được cắm vào ổ điện vẫn tiêu tốn điện năng cho dù không có thiết bị nào được kết nối. Dù vậy lượng điện năng tiêu thu là rất nhỏ và chẳng thấm tháp là bao vào ví tiền của bạn đâu.

TV

Hóa ra bao năm nay tôi vẫn tốn tiền điện vì thói quen này, bạn cũng nên thay đổi ngay ảnh 2

Có thể bạn cũng đã biết khi nhấn nút tắt trên điều khiển TV thì TV không tắt hẳn mà thực tế được chuyển vào chế độ chờ (standby). Trừ khi bạn rút hẳn điện, thói quen này có thể sẽ khiến bạn tốn 24 W điện mỗi ngày chẳng vì lý do gì.

PC/ laptop

Hóa ra bao năm nay tôi vẫn tốn tiền điện vì thói quen này, bạn cũng nên thay đổi ngay ảnh 3

Kể cả khi đã tắt, PC và laptop vẫn… hoạt động. Đó là lý do tại sao khi bạn rút điện ra khỏi chúng, bạn có thể tiết kiệm được tới 96 W mỗi ngày. Những người thích để máy tính vào chế độ standby chứ không tắt hẳn máy, hãy nhân con số này với 1,5.

Các thiết bị có đồng hồ đếm điện tử

Hóa ra bao năm nay tôi vẫn tốn tiền điện vì thói quen này, bạn cũng nên thay đổi ngay ảnh 4

Chi tiết nhỏ bé trên một số thiết bị này cũng có thể gây tốn không ít điện năng. Bằng cách rút kết nối điện các thiết bị này, bạn có thể tiết kiệm 108 W mỗi ngày.

Nguồn: Saostar.vn

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?