"Hoàng Tử Bé" mặc áo Tấc Việt Nam: Văn hóa truyền thống hòa cùng tác phẩm kinh điển

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Gần đây, bức tranh phác họa hình ảnh Hoàng Tử Bé - nhân vật từ tác phẩm kinh điển “Hoàng Tử Bé” nổi tiếng thế giới mặc áo Tấc truyền thống Việt Nam đã nhận được nhiều sự yêu thích và quan tâm, không chỉ riêng những ai yêu thích tác phẩm này.

Đây là dự án hợp tác giữa nữ họa sĩ người Việt Camelia Phạm và nhà xuất bản sách thiếu nhi lớn nhất nước Anh - Puffin Books. Sự hợp tác lần này nằm trong khuôn khổ của dự án Puffin Reimagined. Các họa sĩ được lựa chọn sẽ tái hiện lại hình ảnh nhân vật trong những tác phẩm kinh điển của nhà xuất bản này theo chính phong cách riêng của họ.

"Hoàng Tử Bé" mặc áo Tấc Việt Nam: Văn hóa truyền thống hòa cùng tác phẩm kinh điển ảnh 1

Wizard of Earthsea của họa sĩ Lucy.

Được biết, dự án này nhằm tạo nên một “làn gió” mới cho những câu chuyện kinh điển, khiến chúng trở nên sống động và mới mẻ hơn qua sự sáng tạo của các nghệ sĩ trên toàn thế giới. Ngoài ra, dự án còn thúc đẩy sự bình đẳng khi khuyến khích mọi họa sĩ trên toàn thế giới bất kể sắc tộc, giới tính, người khuyết tật,... tham gia sáng tạo.

"Hoàng Tử Bé" mặc áo Tấc Việt Nam: Văn hóa truyền thống hòa cùng tác phẩm kinh điển ảnh 2

Alice's Adventures in Wonderland của Olivia Daisy.

Trong lần hợp tác này, nhà xuất bản nước Anh Puffin Books giao “trọng trách” cho nữ họa sĩ Camelia Phạm biến tấu nhân vật Hoàng Tử Bé theo phong cách của Việt Nam. Đây là nhân vật chính trong tác phẩm kinh điển cùng tên Hoàng Tử Bé của nhà văn Antoine de Saint-Exupéry, là cuốn sách yêu thích của nhiều độc giả mọi lứa tuổi trên khắp thế giới chứ không chỉ riêng thiếu nhi.

"Hoàng Tử Bé" mặc áo Tấc Việt Nam: Văn hóa truyền thống hòa cùng tác phẩm kinh điển ảnh 3

Hoàng Tử Bé - tranh vẽ từ nguyên tác.

Họa sĩ Camelia Phạm chia sẻ về bức tranh của mình: “Về phần màu sắc, mình muốn gợi lại cảm hứng từ tranh của truyện gốc, tông chính là xanh nhạt với cam”.

Có thể thấy, bức tranh Hoàng Tử Bé của Camelia Phạm là sự kết hợp hài hòa các chi tiết quen thuộc từ nguyên tác, gắn bó với bao thế hệ độc giả như nhân vật Hoàng Tử Bé, đóa hoa hồng, con cáo, chiếc máy bay… Tất cả xuất hiện và được phối màu lại, tạo nên một cảm giác vừa thân thuộc lại vừa trendy.

"Hoàng Tử Bé" mặc áo Tấc Việt Nam: Văn hóa truyền thống hòa cùng tác phẩm kinh điển ảnh 4

Hoàng Tử Bé. (Ảnh: Camelia Phạm)

Nhưng đặc biệt nhất, tâm điểm của bức tranh phải kể đến trang phục mà nhân vật Hoàng Tử Bé được khoác lên, đó là áo Tấc truyền thống của Việt Nam. Bộ trang phục vẫn giữ nguyên màu sắc so với nguyên tác như màu xanh lá, màu cam; nhưng được họa sĩ Camelia Phạm gắn với chiếc áo Tấc, chiếc mấn đội đầu, chiếc khăn quàng cổ... rất Việt Nam.

“Vì nhà xuất bản cho mình tự do thích làm gì thì làm miễn là vẫn ra được nhân vật của truyện, mình lại vừa mua bộ áo Tấc nên thích, cho Hoàng Tử Bé mặc vào”, Camelia Phạm hóm hỉnh tiết lộ.

"Hoàng Tử Bé" mặc áo Tấc Việt Nam: Văn hóa truyền thống hòa cùng tác phẩm kinh điển ảnh 5

Họa sĩ Camelia Phạm.

Họa sĩ Camelia Phạm tên thật là Phạm Thu Trà. Cô từng được chọn trở thành một trong số 10 họa sĩ trên thế giới góp mặt vào dự án 100 Women Project (100 người phụ nữ), nhằm tôn vinh những biểu tượng phụ nữ trên toàn thế giới của chuyên trang Daisie. Các tác phẩm của Camelia Phạm khi đó khắc họa hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam nổi bật như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Võ Thị Sáu,... được đón nhận “cơn mưa” lời khen của giới phê bình và đông đảo người xem.

"Hoàng Tử Bé" mặc áo Tấc Việt Nam: Văn hóa truyền thống hòa cùng tác phẩm kinh điển ảnh 6

Hồ Xuân Hương. (Ảnh: Camelia Phạm)

"Hoàng Tử Bé" mặc áo Tấc Việt Nam: Văn hóa truyền thống hòa cùng tác phẩm kinh điển ảnh 7

Xuân Quỳnh. (Ảnh: Camelia Phạm)

Ngoài ra, Camelia Phạm còn được “chọn mặt gửi vàng” trong vô số dự án thiết kế lớn nhỏ khác cũng như từng xuất hiện với vai trò khách mời tại TedTalk x RMIT.

"Hoàng Tử Bé" mặc áo Tấc Việt Nam: Văn hóa truyền thống hòa cùng tác phẩm kinh điển ảnh 11
MỚI - NÓNG
3 thiên thể tạo thành mặt cười trên bầu trời, nhưng có nơi lại thành mặt mếu
3 thiên thể tạo thành mặt cười trên bầu trời, nhưng có nơi lại thành mặt mếu
HHT - “Giao hội bộ ba” - gồm 2 hành tinh và Mặt Trăng - đã tạo thành hình khuôn mặt cười cực kỳ hiếm có trên bầu trời vào đúng thời điểm đã thông báo. Tuy nhiên, một điều bất ngờ đã xảy ra: Có nơi, người quan sát nhìn thấy trên bầu trời có khuôn mặt mếu - hoặc nhăn - chứ không phải mặt cười. Tại sao lại như vậy?

Có thể bạn quan tâm

Một phụ nữ ở Cà Mau mất gần 600 triệu đồng sau khi bị lừa cài app giả mạo EVN

Một phụ nữ ở Cà Mau mất gần 600 triệu đồng sau khi bị lừa cài app giả mạo EVN

HHT - Mới đây, một người phụ nữ tại Cà Mau vừa bị lừa gần 600 triệu đồng sau khi nhận được cuộc gọi tự xưng là nhân viên điện lực, thông báo chưa đóng tiền điện 3 tháng và yêu cầu cung cấp hóa đơn để kiểm tra. Sau đó, đối tượng yêu cầu kết bạn qua Zalo rồi dụ dỗ cài đặt một ứng dụng lạ nhằm theo dõi tiền điện.
Buổi tổng hợp luyện lần 2: Khi hào khí hòa cùng những khoảnh khắc đầy cảm xúc

Buổi tổng hợp luyện lần 2: Khi hào khí hòa cùng những khoảnh khắc đầy cảm xúc

HHT - Từ tuyến chính đến chân cầu Ba Son, mọi ánh mắt đều hướng về những đoàn xe chở quân nhân, ghi lại khoảnh khắc giao lưu ấm áp lan truyền khắp mạng xã hội. Những ngày tháng 4/2025 sẽ là khoảng thời gian đáng nhớ với các chiến sĩ và người dân khi sống trong bầu không khí hào hùng và cùng ôn lại những ký ức của một thời oanh liệt. 
Động đất mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ: 151 người bị thương do nhảy từ các tòa nhà xuống

Động đất mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ: 151 người bị thương do nhảy từ các tòa nhà xuống

HHT - Rất nhiều người đã hoảng loạn khi trận động đất mạnh 6,2 độ xảy ra ở gần Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Mặc dù sau đó không có thiệt hại nào lớn về vật chất nhưng lại có tới 151 người bị thương, phải nhập viện do nhảy từ các tòa nhà cao tầng xuống trong lúc hốt hoảng. Đây thực sự là khía cạnh nguy hiểm của các thiên tai: Khiến con người sợ hãi và có những hành động thiếu sáng suốt.