Hơn 10.000 phụ nữ bị lấy ảnh trên mạng xã hội để tạo ra ảnh nhạy cảm “fake”

HHT - Cả trăm nghìn bức ảnh nhạy cảm “dỏm” của rất nhiều nạn nhân nữ đang được tạo ra và được chia sẻ trên mạng, thậm chí còn được mua bán. Mà việc tạo ra những bức ảnh “fake” này hóa ra lại rất đơn giản và nhanh chóng thông qua một công cụ tự động.

Đây có thể coi là sự xâm phạm nghiêm trọng đối với quyền riêng tư, và nhiều trang tin còn gọi sự việc này là “đáng ghê tởm”.

Những bức ảnh của các cô gái đăng trên trang mạng xã hội cá nhân đang bị lấy, rồi bị biến thành ảnh nhạy cảm fake, tất nhiên không hề có sự cho phép của ai cả.

Một loạt báo chí và các trang tin như Independent, Yahoo, The Star… đã bày tỏ nỗi lo ngại khi một công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) đang được sử dụng trên Telegram - một ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí - có thể loại bỏ quần áo của người trong ảnh. Mà công cụ này chỉ thực hiện điều đó với ảnh nữ giới.

Hơn 10.000 phụ nữ bị lấy ảnh trên mạng xã hội để tạo ra ảnh nhạy cảm “fake” ảnh 1 Trang Metro gọi việc tạo ảnh nhạy cảm "fake" này là "rùng mình". Ảnh: Metro.

Công cụ kỳ lạ này - hiện nhiều báo chí đề nghị không nêu tên để tránh việc có thêm nhiều người sử dụng - tạo ra những hình ảnh fake nhưng không khác gì thật. Người sử dụng chỉ cần tải một bức ảnh nữ giới lên, và công nghệ của phần mềm sẽ tự động loại bỏ hoàn toàn trang phục, chỉ trong vòng vài phút và miễn phí. Sau đó, những bức ảnh này được chia sẻ giữa các thành viên sử dụng Telegram, đôi khi được bán lấy tiền.

Hơn 10.000 phụ nữ bị lấy ảnh trên mạng xã hội để tạo ra ảnh nhạy cảm “fake” ảnh 2 Công cụ này có thể nhanh chóng loại bỏ quần áo của người trong ảnh.

Sensity, một công ty chuyên theo dõi các mối nguy hiểm qua hình ảnh, có trụ sở ở Amsterdam (Hà Lan), ước tính rằng Telegram hiện có hơn 100.000 thành viên. Cho đến nay, đã có hơn 104.000 bức ảnh nhạy cảm fake của nữ giới đang được chia sẻ trên nền tảng này. Khoảng 70% số ảnh đó là được lấy từ những trang mạng xã hội cá nhân.

Giorgio Patrini, CEO và là nhà khoa học hàng đầu ở Sensity, nói với trang BBC: “Có một tài khoản mạng xã hội và đăng những bức ảnh công khai là đủ để bạn trở thành mục tiêu”.

Hơn 10.000 phụ nữ bị lấy ảnh trên mạng xã hội để tạo ra ảnh nhạy cảm “fake” ảnh 3 Những bức ảnh nhạy cảm "dỏm" đang được chia sẻ rộng rãi trên nền tảng Telegram.

Ông cũng nói với tờ Forbes rằng, khác với những video “dỏm” của người nổi tiếng - đòi hỏi phải có nhiều hình ảnh và video mới tạo nên được, thì với công cụ mới này, chỉ cần đúng một bức ảnh được up lên một phòng chat là xong.

Sensity cho biết, hiện nay họ đã phát hiện các nạn nhân từ khắp thế giới, nổi bật là Ý, Nga, Mỹ, Argentina. Thậm chí, nhiều ảnh nhạy cảm “dỏm” là của các cô gái dưới 18 tuổi, thậm chí của trẻ em.

Admin của công cụ này, chỉ được ghi tên là P, nói với trang BBC rằng dịch vụ của họ “chỉ để giải trí”, và những bức ảnh trẻ em đã bị xóa, còn người nào đăng ảnh trẻ em đều bị block.

Hơn 10.000 phụ nữ bị lấy ảnh trên mạng xã hội để tạo ra ảnh nhạy cảm “fake” ảnh 4 Việc tạo ảnh nhạy cảm "fake" mà giống y như thật có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Hiện Sensity đang điều tra công cụ này, đồng thời cũng đã gửi báo cáo tới các mạng xã hội có liên quan và các cơ quan pháp luật để có hành động phù hợp, hy vọng là trước khi có hậu quả nghiêm trọng nào xảy ra.

Hơn 10.000 phụ nữ bị lấy ảnh trên mạng xã hội để tạo ra ảnh nhạy cảm “fake” ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời chia 2 nửa sáng tối ở Philippines, ai cũng tưởng ảo giác, thực ra là gì?

Bầu trời chia 2 nửa sáng tối ở Philippines, ai cũng tưởng ảo giác, thực ra là gì?

HHT - Một hiện tượng cực kỳ hiếm có đã xảy ra ở Philippines, khi bầu trời được chia đôi thành 2 nửa, một bên sáng, một bên tối rất rõ rệt. Những người nhìn thấy cảnh này đều tưởng mình đang bị ảo giác chứ không thể có chuyện bầu trời chia dọc ra như thế được. Thực ra đây là hiện tượng gì?