Hút chân không thực phẩm cứu trợ: Lưu ý những điểm sau để không gây ngộ độc

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cư dân mạng đang lan truyền cách đóng gói đồ, thực phẩm cứu trợ những khu vực mưa lũ ở miền Bắc bằng phương pháp hút chân không. Tuy nhiên, việc thực hiện cần phải cẩn thận để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây ngộ độc phát triển.

Năm 2023, sau khi có trường hợp bị ngộ độc botulinum xảy ra ở tỉnh Quảng Nam, Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm do độc tố của Clostridium botulinum (C.botulinum) gây ra.

Hút chân không thực phẩm cứu trợ: Lưu ý những điểm sau để không gây ngộ độc ảnh 1

Tháng 3/2023, Quảng Nam ghi nhận các trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc botulinum sau khi ăn cá chép muối ủ chua. Độc tố do vi khuẩn C.botulinum có trong món này gây ra. - Ảnh: VTV

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo: Thực phẩm không được chế biến đúng cách và được cất trong túi hút chân không có thể gây ra ngộ độc botulinum.

Chia sẻ trong một bài viết của báo Tuổi trẻ, bác sĩ Võ Văn Tân - trưởng khoa nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho biết vi khuẩn C.botulinum là vi khuẩn kỵ khí sinh nha bào. Nha bào tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là trong đất, cát, nước biển, ruột hải sản. Ngộ độc botulinum có thể xảy ra đối với những thực phẩm trong môi trường kỵ khí (đóng hộp, ủ chua, hút chân không...).

Vì thế, túi hút chân không có thể tạo ra môi trường kỵ khí, khiến cho vi khuẩn C.botulinum dễ phát triển. Để tránh cho người sử dụng không bị ngộ độc botulinum, các thực phẩm đóng hộp công nghiệp thường sử dụng nitric để ức chế độc tố botulinum.

Hút chân không thực phẩm cứu trợ: Lưu ý những điểm sau để không gây ngộ độc ảnh 2

Chia đồ cứu trợ thành các suất, đóng gói bằng túi hút chân không được cư dân mạng tán dương vì giúp tiết kiệm diện tích, tránh đồ bị ướt mưa, rơi xuống nước cũng vẫn tìm lại và sử dụng được.

Theo đó, việc người dân đóng gói thực phẩm cứu trợ bằng túi hút chân không cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn.

Thực phẩm trước khi đem hút chân không nên được tiệt trùng, khử khuẩn.

Đồ ăn đã được nấu chín như bánh mì, xôi, bánh bao... sau khi đóng gói hút chân không chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, hoặc sử dụng ngay càng tốt, nhằm giảm nguy cơ bị ngộ độc do vi khuẩn phát triển.

Trên mạng xã hội, một số cư dân mạng đã thử sử dụng đồ cứu trợ đóng gói bằng túi hút chân không cho biết việc hút quá mạnh có thể làm hư hại đồ ăn. Nhất là bánh mì, dễ bị khô, cứng, sau khi chịu lực hút quá mạnh.

Những netizen này đưa lời khuyên, người dân sử dụng máy hút công nghiệp nên chỉnh áp suất để tránh lực hút mạnh. Với các loại máy hút chân không nhỏ cho gia đình, cư dân mạng nên để ý tới chỉ cần hút vừa tới để không làm đồ ăn bị bóp méo quá mức, dập nát.

Thực phẩm gửi về vùng ngập lũ nên ưu tiên các loại đóng hộp, có thời hạn dài vì quá trình vận chuyển có thể mất nhiều thời gian mới tới được khu hộ dân bị cô lập.

Nhu yếu phẩm gửi tới khu ngập lụt ngoài đồ ăn còn rất cần tới thuyền, xuồng, áo phao, đèn pin, thuốc men...

Hiện việc tìm kiếm người mất tích do đợt mưa lũ lịch sử vẫn đang được các lực lượng nỗ lực thực hiện, cùng với đó là các hoạt động khắc phục hậu quả. Người dân cả nước hướng về miền Bắc, kêu gọi quyên góp hỗ trợ vùng khó khăn. Bạn đọc có thể ủng hộ qua tài khoản thiện nguyện của Báo Tiền Phong hoặc ủng hộ qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hút chân không thực phẩm cứu trợ: Lưu ý những điểm sau để không gây ngộ độc ảnh 3
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.
Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

HHT - Cơn bão Helene đang hướng về phía bang Florida (Mỹ), nơi nó được dự báo sẽ đổ bộ và trở thành một cơn bão lịch sử. Theo các số liệu thì cơn bão này có thể lớn hơn (về kích thước) và còn mạnh hơn, hoặc ít nhất là mạnh ngang bão Yagi khi đổ bộ. Hình ảnh vành mây của nó trông đã rất đáng sợ, như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên.