Mưa kéo dài ở miền Bắc có phải tàn dư của bão Yagi không, bao giờ mới giảm?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bão Yagi đã suy yếu rồi tan dần nhưng miền Bắc nước ta vẫn đang có mưa diện rộng, nhiều nơi mưa to đến rất to. Vậy đợt mưa này có phải do ảnh hưởng của bão Yagi không, và nếu phải, tại sao bão tan rồi vẫn còn mưa nhiều như vậy?

Với nhiều cơn bão, sau khi chúng tan đi, trời sẽ mau chóng nắng ấm, nhưng với bão Yagi thì không như vậy. Đến chiều tối 9/9, bão đã đi sang Lào và tan dần nhưng mưa vẫn diễn ra ở nhiều tỉnh thành miền Bắc nước ta.

Tại sao lại như vậy?

Theo một nghiên cứu của ĐH California, Santa Barbara (Mỹ), được đăng trên trang của ĐH Stanford, thì mưa sau khi cơn bão suy yếu còn có thể nhiều hơn cả thời điểm cơn bão đang mạnh nhất hoặc lúc nó đổ bộ.

Và đi cùng với mưa sau bão là những nguy cơ rất lớn, như lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt... Samantha Stevenson, một tác giả của nghiên cứu, nói: “Bạn có thể nghĩ rằng bão nguy hiểm nhất khi chúng mạnh nhất, vì đó là khi gió đang có tốc độ nhanh nhất, nhưng những nguy cơ do mưa lại là lớn nhất sau khi cơn bão đã suy yếu”.

Mưa kéo dài ở miền Bắc có phải tàn dư của bão Yagi không, bao giờ mới giảm? ảnh 1

Dự báo mưa ở một số tỉnh thành miền Bắc nước ta (những vùng màu xanh da trời là mưa nhỏ đến vừa, màu đỏ là mưa vừa đến mưa to, màu vàng đến trắng là mưa rất to). Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap.

Stevenson giải thích, các cơn bão có xu hướng đi chậm lại sau khi đổ bộ, vì chúng bị cắt mất nguồn năng lượng chính - là đại dương. Lúc này, không có nước biển ấm bốc hơi bên dưới để nạp năng lượng cho bão, vì vậy, bão bắt đầu trở nên “xộc xệch” và xoay với tốc độ chậm hơn. Nhưng điều này lại khiến nó trải rộng ra hơn. “Giờ thì chúng đi chậm hoặc gần như dừng lại, và có thể trút xuống rất nhiều mưa ở một khu vực nhất định” - Stevenson nói.

Hiệu ứng mưa sau bão này là rõ rệt nhất ở những cơn bão lớn. Còn những cơn bão nhỏ cũng đi theo cùng mô hình đó (đổ bộ, chậm lại, trải ra), nhưng chúng không chứa lượng nước nhiều bằng những cơn bão lớn, nên không gây thiệt hại nhiều bằng.

Như vậy, tàn dư của bão Yagi vẫn có thể gây mưa lớn ở miền Bắc nước ta, nhất là phía Tây Bắc Bộ, và cả ở Lào, Thái Lan.

Mưa kéo dài ở miền Bắc có phải tàn dư của bão Yagi không, bao giờ mới giảm? ảnh 2

Mưa ở miền Bắc vẫn còn tiếp diễn do ảnh hưởng của tàn dư bão Yagi. Ảnh: TPO.

Mưa sau bão có thể kéo dài nhiều ngày, tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác. Theo dự báo hiện tại, mưa ở miền Bắc nước ta có thể giảm dần từ khoảng ngày 12/9 nhưng sau đó vẫn có mưa rào và dông rải rác, người dân lưu ý theo dõi bản tin và hướng dẫn của các cơ quan chức năng địa phương để có cách phòng tránh thích hợp, vượt qua thời điểm điều kiện tự nhiên khó khăn.

Mưa kéo dài ở miền Bắc có phải tàn dư của bão Yagi không, bao giờ mới giảm? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Siêu bão Milton trở thành bão cấp cao nhất đến 2 lần, ghi tên mình vào sách kỷ lục

Siêu bão Milton trở thành bão cấp cao nhất đến 2 lần, ghi tên mình vào sách kỷ lục

HHT - Bão Milton ở Đại Tây Dương không chỉ mạnh mà còn có sự phát triển rất phức tạp. Sau khi yếu đi một chút lúc thay thế thành mắt bão, nó mạnh trở lại thành bão Cấp 5 - cấp cao nhất. Tức là, cơn bão này trở thành bão Cấp 5 đến 2 lần. Bão Milton cũng đang ghi tên mình vào nhiều danh sách kỷ lục khác.
Lần đầu trong lịch sử: Ba cơn bão cùng lúc ở Đại Tây Dương vào tháng 10

Lần đầu trong lịch sử: Ba cơn bão cùng lúc ở Đại Tây Dương vào tháng 10

HHT - Hiện tại đang có một sự kiện về bão chưa từng xảy ra trong lịch sử: Ở Đại Tây Dương đang có 3 cơn bão cùng hoạt động vào tháng 10. Trong số đó, bão Milton là mạnh nhất và có khả năng tàn phá lớn nhất. Điều này cho thấy sự khó lường và bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan ở khắp nơi trên thế giới.
Siêu bão Milton trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới 2024, thách thức các giới hạn

Siêu bão Milton trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới 2024, thách thức các giới hạn

HHT - Từ một cơn bão được dự báo chỉ ở mức vừa phải, bão Milton ở Vịnh Mexico (Đại Tây Dương) mạnh lên nhanh đến mức các cơ quan khí tượng còn vất vả mới cập nhật kịp. Milton được gọi là “cơn bão thế kỷ”, dự báo đổ bộ vào bang Florida (Mỹ), nơi còn chưa khắc phục xong hậu quả của bão Helene.