Phạm Đình Thái Ngân “tái ngộ” nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong sách nói “Mắt Biếc”

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Vừa ra mắt “Ra Bờ Suối Ngắm Hoa Kèn Hồng”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục mang đến bất ngờ lớn cho bạn đọc khi đưa tất cả tác phẩm của mình lên ứng dụng sách nói bản quyền, trong đó có "Mắt Biếc" với giọng đọc của "Ngạn" Phạm Đình Thái Ngân.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Tôi là Bêtô, Đi Qua Hoa Cúc, Mắt Biếc, Bồ Câu Không Đưa Thư, Cô Gái Đến Từ Hôm Qua, Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh… Tác phẩm mới nhất của "bác Ánh" - tên gọi thân thương độc giả dành cho nhà văn - là Ra Bờ Suối Ngắm Hoa Kèn Hồng.

Với sự phát triển của sách nói bản quyền tại thị trường Việt Nam, nhiều bạn đọc rất háo hức khi biết “bác Ánh” sẽ mang tất cả tác phẩm của mình phát hành trên ứng dụng sách nói. Những độc giả gắn bó với truyện Nguyễn Nhật Ánh sẽ có thêm một hình thức tiếp cận các tác phẩm yêu thích của mình, cũng như giới thiệu đến những bạn đọc mới nhỏ tuổi hơn - như em nhỏ, cháu nhỏ trong nhà…

Phạm Đình Thái Ngân “tái ngộ” nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong sách nói “Mắt Biếc” ảnh 1

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng độc giả tại buổi họp báo ra mắt sách nói.

Nếu tìm nghe sách nói của Nguyễn Nhật Ánh trên mạng sẽ trả về hàng trăm nghìn kết quả nhưng tất cả đều không có bảo hộ bản quyền. Đây sẽ là “thất thoát” về doanh thu bản quyền nói riêng và ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của người nghe sách vì chất lượng không đảm bảo. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho biết: “Là một tác giả sách, tôi quan tâm nhiều đến vấn đề bản quyền. Nhất là khi sự phát triển của việc nghe sách nói từ mọi người, tôi nhận thấy đây là điều cần thiết để mang đến trải nghiệm mới cho những ai yêu tác phẩm của mình”.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng bày tỏ suy nghĩ về vấn nạn sách nói “lậu” khi đã nhiều lần lên tiếng: “Với tư cách một công dân nói chung và một người viết sách nói riêng thì tôi cũng rất băn khoăn về những điều về bản quyền, không chỉ là sách nói không, mà còn về sách điện tử và đặc biệt là sách giấy. Tôi cũng đã nhiều lần lên tiếng vì vấn nạn này rồi”.

Vì thế, lần này, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh quyết định gửi gắm những đứa con tinh thần của mình đến ứng dụng sách nói có bản quyền với mong muốn thúc đẩy thị trường sách phát triển theo hướng minh bạch hơn, tạo ý thức tiếp cận văn chương văn minh cho độc giả.

Phạm Đình Thái Ngân “tái ngộ” nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong sách nói “Mắt Biếc” ảnh 2

Phạm Đình Thái Ngân từng lồng tiếng cho Ngạn - nhân vật nam chính của Mắt Biếc trong phiên bản điện ảnh.

Khi chuyển đổi thành sách nói các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, không những vấn đề bản quyền được kiểm soát chặt chẽ mà “sản phẩm” sách nói còn chú trọng vào tinh thần và nội dung của tác phẩm. Điều đó được thể hiện qua việc lựa chọn giọng đọc phù hợp. Không những vậy, phiên bản sách nói còn có thêm âm nhạc, giúp dẫn dắt cảm xúc của người nghe. Ngoài ra, những đoạn có cảnh sắc thiên nhiên sẽ có những âm thanh liên quan được thêm vào để người đọc cảm thấy khung cảnh sinh động hơn.

Lần ra mắt này, Mắt Biếc - một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Nguyễn Nhật Ánh - sẽ được thể hiện qua giọng đọc của ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân. Anh cũng là người đã lồng tiếng nhân vật Ngạn trong dự án điện ảnh trăm tỉ cùng tên.

Phạm Đình Thái Ngân “tái ngộ” nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong sách nói “Mắt Biếc” ảnh 3

Phạm Đình Thái Ngân tiếp tục là giọng đọc cho Mắt Biếc phiên bản sách nói.

Nói về sự “tái ngộ” với nhà văn nổi tiếng Nguyễn Nhật Ánh trong dự án sách nói Mắt Biếc, Phạm Đình Thái Ngân bày tỏ sự háo hức: “Khi lồng tiếng cho Ngạn trong phim điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm của chú Ánh đã là một điều rất tuyệt vời với Ngân. Còn giờ, Ngân lại vinh dự được thu sách nói Mắt Biếc nữa. Đó vừa là trải nghiệm mới, vừa là áp lực. Ngân hy vọng sẽ truyền tải đúng tinh thần của quyển sách nổi tiếng này đến mọi người”.

Đây là lần đầu tiên Phạm Đình Thái Ngân thử sức với việc thu sách nói. Trước khi vào phòng thu, nam ca sĩ đã đọc lại Mắt Biếc nhiều lần. Đến lúc vào phòng thu, Thái Ngân vẫn rất hồi hộp và tập trung thu để ra được bản thu cuối cùng tốt nhất. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã rất bất ngờ và thích thú với ý tưởng để Phạm Đình Thái Ngân thu âm tác phẩm Mắt Biếc. Đội ngũ sản xuất cũng đánh giá cao sự nỗ lực của Thái Ngân với dự án này, khi rất chịu khó chỉnh sửa để ra được kết quả cuối tốt nhất.

Phạm Đình Thái Ngân “tái ngộ” nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong sách nói “Mắt Biếc” ảnh 7
MỚI - NÓNG
Một thời để nhớ: Thất bại giấc mơ diễn viên nhí và bài học đáng nhớ đầu đời
Một thời để nhớ: Thất bại giấc mơ diễn viên nhí và bài học đáng nhớ đầu đời
HHT - Trên đường đi, cha rủ rỉ bảo rằng thấy tui không phải đi đóng phim, cha lại mừng. Bởi vì cha muốn tui khiêm tốn và tập trung học hành. "Là người trưởng thành, mình phải biết chấp nhận thất bại. Thất bại cũng tốt không kém gì thành công, nếu con biết mình còn kém cỏi những gì để mà cố gắng!".

Có thể bạn quan tâm

Một thời để nhớ: Một chút khiếm khuyết bên ngoài không thể ngăn cản ai đó tỏa sáng

Một thời để nhớ: Một chút khiếm khuyết bên ngoài không thể ngăn cản ai đó tỏa sáng

HHT - Ngay từ nhỏ xíu, tay phải Hòa đã bị tật. Mọi thứ nó đều làm bằng tay trái. Thế nhưng, nó viết bài nhanh chẳng kém ai. Trực nhật, nó cũng chẳng cần ai giúp. Còn giờ ra chơi, thấy nó bắn bi, đánh cầu lông bằng một tay thì mới thật là dễ nể. Nhưng nuôi một con cún nhỏ xíu đâu phải chuyện giỡn chơi...
Cuốn sách nâng trình kể chuyện "đỉnh chóp" cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ

Cuốn sách nâng trình kể chuyện "đỉnh chóp" cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ

HHT - Trong thế giới tràn ngập thông tin hiện nay, việc thu hút chú ý và truyền tải thông điệp trở thành thách thức không nhỏ, nhất là với các nhà sáng tạo nội dung thế hệ mới. Trong quyển sách "Kể chuyện hay là chết", tác giả Lisa Cron đã đưa ra nhiều chiến lược hữu ích giúp bạn tạo ra những câu chuyện đầy sức hút.