Phim thảm họa - Chiếc cần “câu view” của điện ảnh Hàn Quốc?

Phim thảm họa - Chiếc cần “câu view” của điện ảnh Hàn Quốc?
HHT - Trong khi Hollywood bắt đầu chật vật với dòng phim thảm họa, thì Hàn Quốc lại bùng nổ những dự án theo đuổi đề tài này.

Mùa Hè của “thảm họa”

Trong số những bộ phim điện ảnh Hàn ăn khách nhất năm 2016, đình đám nhất chính là hai phim lấy đề tài thảm họa. Train to Busan (Chuyến tàu sinh tử) lần đầu đưa zombie (xác sống) lên phim Hàn và cho dù bối cảnh phim chỉ gói gọn trong một con tàu nhưng vẫn thành công rực rỡ. The Tunnel (Đường hầm) kể chuyện một người đàn ông chẳng may bị mắc kẹt trong một đường hầm bị sập cùng chiếc điện thoại sắp hết pin, hai chai nước nhỏ và một chiếc bánh sinh nhật. Trong khi các nhân viên cứu hộ miệt mài tìm cách giải cứu, thì bản thân nạn nhân cũng phải đấu tranh với hoảng sợ, tuyệt vọng, cố gắng níu lấy những ý nghĩ lạc quan nhất để sống sót. Sắp tới đây, Hàn Quốc còn có phim Pandora ra mắt, trong đó một người cha phải tìm cách cứu gia đình mình khỏi thảm họa nguyên tử.

 
Phim thảm họa - Chiếc cần “câu view” của điện ảnh Hàn Quốc? ảnh 1

Gia đình mới là ngôi sao chính

Cho dù kỹ xảo phim Hàn đã tiến bộ vượt bậc thì vẫn thua Hollywood. Chưa kể dòng phim thảm họa vốn đã được các hãng phim Mỹ khai thác mòn mỏi hàng chục năm nay, với đủ mọi chủ đề. Các nhà làm phim Hàn Quốc biết mình sinh sau đẻ muộn, nên cần phải khoác một chiếc áo khác biệt cho dòng phim thảm họa. Đó chính là tình cảm gia đình - thứ mà phim Hàn lâu nay vẫn làm rất tốt. Vậy là các sự cố trong phim chỉ là nền để câu chuyện chính về yêu thương, mối quan hệ gia đình tỏa sáng mà thôi.

Phim thảm họa - Chiếc cần “câu view” của điện ảnh Hàn Quốc? ảnh 2

Bạn sẽ gặp mô-típ này trong hàng loạt phim, bố mẹ bảo vệ con, chồng tìm cách cứu vợ, bà giữ an toàn cho cháu. Và dễ gây xúc động nhất chính là để cha giải cứu con gái. Từ The host (Quái vật sông Hàn) đến The tower (Tháp lửa), rồi Deranged (Ký sinh trùng), Train to Busan (Chuyến tàu sinh tử) đều có chung chi tiết xuyên suốt là một người cha mải mê công việc nên chẳng còn thời gian quan tâm chăm sóc con gái. Đến khi thảm họa ập đến, gia đình sắp chia ly thì tình phụ tử bắt đầu trỗi dậy, người cha quyết tâm vứt bỏ mọi thứ, thậm chí hy sinh cả tính mạng để bảo vệ con mình. Nhiều khán giả chắc hẳn vẫn nhớ cảnh người cha trong The tower dù đã chạy thoát khỏi tòa tháp đang bốc cháy ngùn ngụt, thì sau đó lại tìm mọi cách lao vào biển lửa, vì con gái đang mắc kẹt bên trong. Hoặc chi tiết gần cuối phim Train to Busan, người cha biết mình sắp trở thành zombie nói lời yêu con lần cuối, rồi thả mình rơi khỏi con tàu cũng là chi tiết vô cùng đắt giá. Và dĩ nhiên, phim Hàn càng không thể thiếu một nhân vật phụ, người vô cùng dũng cảm đối mặt với thảm họa, chấp nhận hy sinh để bảo vệ những người còn lại.

Phim thảm họa - Chiếc cần “câu view” của điện ảnh Hàn Quốc? ảnh 3

Chính vì thế, khán giả khi xem phim thảm họa Hàn không quá trầm trồ trước những cảnh nhà cháy, zombie đổ lên dồn dập hay cả đường hầm sụt xuống. Mà mọi người bận sụt sịt thương cảm cho những nhân vật đã ra đi, và nhận ra gia đình lúc nào cũng là số một. Bởi bản năng của con người là vậy, luôn nghĩ tới gia đình đầu tiên, nếu chẳng may gặp chuyện không may.

Cũng nhờ đầu tư vào yếu tố tình cảm thay vì đặt nặng kỹ xảo, phim thảm họa Hàn Quốc mới thành công và đang được nhiều hãng phim Mỹ ráo riết mua bản quyền chuyển thể.    

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy cùng đưa con đi chơi, mặc áo gây chú ý

Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy cùng đưa con đi chơi, mặc áo gây chú ý

HHT - Blogger/ tay săn ảnh có tiếng Lưu Đại Chùy vừa tung ra video hé lộ Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy cùng đưa con trai Tiểu Hải Miên đi chơi ở Disneyland. Phản ứng của Cnet chia làm hai luồng ý kiến. Một bên cho rằng mối quan hệ của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh rất tốt và văn minh hậu ly hôn, một bên cho rằng đây chỉ là màn kịch để Angelababy lấy lại danh tiếng tốt.