Tại sao miền Bắc vẫn có nắng nóng rát da dù tiết Lập Thu đã bắt đầu?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Tiết Lập Thu - được hiểu là bắt đầu mùa Thu - đã đến nhưng tại nhiều tỉnh thành miền Bắc vẫn đang có đợt nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Tại sao lại như vậy và bao giờ nắng nóng ở miền Bắc mới giảm?

Năm nay, tiết Lập Thu bắt đầu vào ngày 7/8, nhưng ở các tỉnh thành Đông Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm Thủ đô Hà Nội, đang có đợt nắng nóng diện rộng dài ngày.

Lúc 13h ngày 7/8, nhiệt độ thực đo được ở nhiều nơi là khá cao: Hà Đông (Hà Nội) 35,5oC, Bắc Ninh 35,7oC, Hưng Yên 36oC, Hà Nam 35,6oC…, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Nhiều người nghĩ rằng tiết Lập Thu - có nghĩa là bắt đầu của mùa Thu - hẳn là thời điểm kết thúc cái nóng mùa Hè, nhiệt độ giảm. Tuy nhiên, theo cách tính lịch cổ xưa của Trung Quốc, được áp dụng ở nhiều nước phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản…, thì Lập Thu vẫn chưa phải là là lúc bắt đầu mát.

Tại sao miền Bắc vẫn có nắng nóng rát da dù tiết Lập Thu đã bắt đầu? ảnh 1

Nhiệt độ cảm nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc lúc 13h ngày 7/8. Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap.

Cụ thể, sau khi vào tiết Lập Thu, Mặt Trời sẽ bắt đầu đi dần xuống Bán cầu Nam và trời vẫn sẽ nóng đến rất nóng trong một khoảng thời gian nữa. Ở thời điểm này, ảnh hưởng của tiết Đại Thử (nóng nực, trước tiết Lập Thu) vẫn chưa hết nên vẫn sẽ có những ngày cực nóng, thậm chí nóng kỷ lục.

Theo trang CGTN, tiết Lập Thu thực ra còn rơi vào khoảng thời gian gọi là “Tam Phục”, chỉ những ngày có nhiệt độ lên cao, độ ẩm cũng cao nên rất oi bức, nóng khó chịu. Phải đến giữa hoặc cuối tháng 9, nhiệt độ mới giảm nhiều và kiểu thời tiết mùa Thu mới bắt đầu.

Tại sao miền Bắc vẫn có nắng nóng rát da dù tiết Lập Thu đã bắt đầu? ảnh 2

Trời nóng đến mức hình ảnh trên đường phố ở Daegu (Hàn Quốc) còn mờ đi. Ảnh: Yonhap/ The Korea Herald.

Ở các tỉnh thành miền Bắc nước ta, dự báo nắng nóng sẽ giảm từ ngày Chủ Nhật, 11/8, tuy nhiên nhiệt độ giảm không nhiều và do trời đã nóng kéo dài nên nhiều người vẫn có thể cảm thấy nóng bức.

Trong những đợt nóng oi bức thế này, từ xa xưa, người dân đã được khuyên nên uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm mát như dưa chuột, dưa hấu… và các món nhẹ bụng (cháo, mỳ...), giảm ra ngoài trời nếu có thể.

Tại sao miền Bắc vẫn có nắng nóng rát da dù tiết Lập Thu đã bắt đầu? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Siêu bão Milton trở thành bão cấp cao nhất đến 2 lần, ghi tên mình vào sách kỷ lục

Siêu bão Milton trở thành bão cấp cao nhất đến 2 lần, ghi tên mình vào sách kỷ lục

HHT - Bão Milton ở Đại Tây Dương không chỉ mạnh mà còn có sự phát triển rất phức tạp. Sau khi yếu đi một chút lúc thay thế thành mắt bão, nó mạnh trở lại thành bão Cấp 5 - cấp cao nhất. Tức là, cơn bão này trở thành bão Cấp 5 đến 2 lần. Bão Milton cũng đang ghi tên mình vào nhiều danh sách kỷ lục khác.
Lần đầu trong lịch sử: Ba cơn bão cùng lúc ở Đại Tây Dương vào tháng 10

Lần đầu trong lịch sử: Ba cơn bão cùng lúc ở Đại Tây Dương vào tháng 10

HHT - Hiện tại đang có một sự kiện về bão chưa từng xảy ra trong lịch sử: Ở Đại Tây Dương đang có 3 cơn bão cùng hoạt động vào tháng 10. Trong số đó, bão Milton là mạnh nhất và có khả năng tàn phá lớn nhất. Điều này cho thấy sự khó lường và bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan ở khắp nơi trên thế giới.
Siêu bão Milton trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới 2024, thách thức các giới hạn

Siêu bão Milton trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới 2024, thách thức các giới hạn

HHT - Từ một cơn bão được dự báo chỉ ở mức vừa phải, bão Milton ở Vịnh Mexico (Đại Tây Dương) mạnh lên nhanh đến mức các cơ quan khí tượng còn vất vả mới cập nhật kịp. Milton được gọi là “cơn bão thế kỷ”, dự báo đổ bộ vào bang Florida (Mỹ), nơi còn chưa khắc phục xong hậu quả của bão Helene.