Khi nghĩ đến những công trình nổi tiếng nhất thế giới, thường người ta cũng sẽ nghĩ đến sự tồn tại bền bỉ của chúng, và chúng dường như ít bị tác động bởi thời gian.
Thế nên, thật đáng tiếc khi Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc lại bị làm hư hại bởi một nhóm công nhân xây dựng ở tỉnh Sơn Tây.
Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới. Ảnh: Hung Chung Chih/ National Geographic. |
Theo cảnh sát địa phương, một vài công nhân đã đào “một khoảng hổng lớn” ở một khoảng hổng nhỏ (có sẵn). Khoảng hổng mà họ đào lớn đến mức máy xúc của họ có thể đi qua được, và đây là cách họ tạo đường tắt để đi đến và trở về nhanh hơn từ công trường xây dựng, nơi họ làm việc. Những công nhân này nói rằng họ làm vậy để “tiết kiệm thời gian” đi lại.
Một phần của Vạn Lý Trường Thành đã bị đào hổng ra, lớn đến mức máy xúc đi qua được. Ảnh: Cảnh sát huyện Hữu Ngọc (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). |
Cảnh sát huyện Hữu Ngọc ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) đã bắt 2 người, bị cho là thủ phạm chính trong việc tạo ra “đường tắt” này. Đó là một người đàn ông 38 tuổi và một phụ nữ 55 tuổi, hiện họ đang bị tạm giữ để điều tra tiếp.
2 người (đứng giữa) đã làm hỏng một phần của Vạn Lý Trường Thành và bị cảnh sát bắt. Ảnh: Cảnh sát huyện Hữu Ngọc (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). |
Phía cảnh sát cũng cho biết, có một nhóm công nhân làm việc ở gần khu vực Vạn Lý Trường Thành bị hư hại, và cảnh sát nhận được tin về việc công trình này “bị làm hỏng nghiêm trọng” từ ngày 24/8. Trong một thông báo mới được đưa ra, họ viết rằng các máy xúc đã được dùng để mở rộng khoảng hổng có sẵn thành khoảng hổng lớn hơn ở phần của Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thời nhà Minh (1368 - 1644), theo NBC News, và thiệt hại ở đây là “không thể đảo ngược”.
Cảnh sát cho rằng thiệt hại mà các công nhân đã gây ra là "không thể đảo ngược". Ảnh: Cảnh sát huyện Hữu Ngọc (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). |
Vạn Lý Trường Thành là Di sản Thế giới của UNESCO và cũng được coi là một trong những công trình ấn tượng nhất mà con người tạo nên. Đây là công trình vừa có tính lịch sử, vừa có tính văn hóa, được bảo vệ rất cẩn thận nên việc các công nhân đào hổng một khoảng như vậy chỉ để đi đường tắt đúng là chuyện khó tưởng tượng ra.