Vén màn bí mật đằng sau việc nhóm nhạc K-Pop nhất định phải tham gia show âm nhạc

Vén màn bí mật đằng sau việc nhóm nhạc K-Pop nhất định phải tham gia show âm nhạc
HHT - Dù giàu hay nghèo, các công ty giải trí sẵn sàng bỏ ra hàng đống tiền cho gà nhà biểu diễn trong các show âm nhạc hàng tuần. Bí mật sau đó là gì?

Đài truyền hình xứ Hàn nào cũng có ít nhất là một chương trình âm nhạc hàng tuần như M! Countdown, Music Bank, Inkigayo, Show Champion, Show! Music Core, The Show... Đó là nơi các nghệ sĩ tân binh hay kỳ cựu, nổi tiếng hay vô danh đều muốn được xuất hiện để quảng bá cho sản phẩm âm nhạc mới của mình. Và giấc mơ của mọi idol, đều là giành cúp chiến thắng trong các chương trình này.

Vén màn bí mật đằng sau việc nhóm nhạc K-Pop nhất định phải tham gia show âm nhạc ảnh 1

Chi phí cho một màn lên hình kéo dài chứng 5 phút, lại không hề nhỏ chút nào. Muốn có gà nhà có mặt trên một chương trình âm nhạc thế này, công ty giải trí phải chi ra ít nhất là 10 triệu won (khoảng 220 triệu đồng). Đó là chi phí cho trang phục biểu diễn, tiền làm tóc trang điểm, tiền đi lại, ăn uống của nghệ sĩ và các nhân viên liên quan. Nhóm nhạc càng đông, số tiền bỏ ra càng nhiều. Và nhóm nhạc tham gia bao nhiêu show âm nhạc, thì số tiền này cứ thế nhân lên.

Vén màn bí mật đằng sau việc nhóm nhạc K-Pop nhất định phải tham gia show âm nhạc ảnh 2

Trang phục biểu diễn luôn là khoản tốn kém nhất, khi mỗi trang phục giá rẻ thì 100 nghìn won (khoảng 2,2 triệu đồng) đến cả triệu won (tương được 22 triệu đồng). Nhóm nhạc càng đông, số tiền này bỏ ra càng nhiều. Các nghệ sĩ không thể dùng đồ diễn từ chương trình âm nhạc này mang sang sân khấu khác. Vì đài truyền hình không thích điều này, khán giả cũng sẽ thấy nhàm chán và cho rằng nghệ sĩ thiếu chuyên nghiệp, công ty thiếu đầu tư.

Tất nhiên đài truyền hình sẽ trả thù lao cho nghệ sĩ, nhưng đó chỉ là con số tượng trưng, từ 200 đến 500 nghìn won là cao (khoảng từ 4,4 triệu đến 11 triệu đồng). Khoản tiền này có khi chưa đủ mua đồ ăn cho nghệ sĩ và nhân viên hỗ trợ ấy chứ.

Và có một điều rất khó hiểu nữa, là rating của những chương trình này thực ra không cao, cho thấy lượng người xem không nhiều. Trung bình chỉ khoảng 1%, show nào đột phá lắm thì chỉ lên tới 3% là kỷ lục. Con số này nếu mang so với rating của phim truyền hình, thì đúng là rất thảm. Bởi phim truyền hình có rating 3% thì bị coi là thất bại rồi.

Vén màn bí mật đằng sau việc nhóm nhạc K-Pop nhất định phải tham gia show âm nhạc ảnh 3

Ấy thế nhưng các công ty giải trí vẫn sẵn sàng đổ tiền, tìm mọi cách để gà nhà được góp mặt trong show ca nhạc cố định hàng tuần. Có những công ty nhỏ, nghệ sĩ còn vô danh, cũng chấp nhận vay mượn khắp nơi, miễn sao idol được lên truyền hình. Có những nhóm nhạc tân binh cũng tốn nhiều tiền để được tham gia biểu diễn, nhưng phần diễn của họ lại bị cắt vào phút cuối để nhường sóng cho ngôi sao nổi tiếng hơn.

Biết là như vậy, mà show âm nhạc vẫn như thỏi nam châm hút thu mọi nghệ sĩ. Mới đây, tác giả Yoo Sung Woon của cuốn sách Girl Group Economics đã giải thích rõ về hiện tượng này, để khán giả không còn thắc mắc việc các công ty giải trí cứ ném tiền qua cửa sổ, chỉ để được xuất hiện trên chương trình âm nhạc.

Vén màn bí mật đằng sau việc nhóm nhạc K-Pop nhất định phải tham gia show âm nhạc ảnh 4

Bởi hiệu ứng từ các show âm nhạc trên truyền hình, lại chỉ tới sau khi chương trình đã phát sóng mà thôi. Một nhóm nhạc sau khi quảng bá ca khúc mới trên tivi, sẽ có thù lao biểu diễn tăng từ 3 đến 5 lần, số lượng lời mời trình diễn tại các sự kiện, hợp đồng quảng cáo cũng nhiều hơn hẳn. Rất nhiều nghệ sĩ đã xác nhận điều này. Chỉ sau một thời gian ngắn, khoản thù lao họ kiếm được sẽ đủ bù cho chi phí tham gia show âm nhạc, rồi sẽ bắt đầu có lợi nhuận.

Vén màn bí mật đằng sau việc nhóm nhạc K-Pop nhất định phải tham gia show âm nhạc ảnh 5

Nếu may mắn giành cúp chiến thắng, đó là cột mốc cho thấy họ đã thành công, đã được khán giả quan tâm chú ý, đã trở thành nghệ sĩ ngôi sao thì hiệu ứng còn mạnh hơn nữa. Ví dụ như nhóm Girl’s Day, sau ba năm ra mắt mới giành được cúp chiến thắng tại chương trình Music Bank năm 2014. Từ đó trở đi, sự nghiệp của Girl’s Day tăng tốc đến bất ngờ. Thù lao biểu diễn tăng, số lượng hợp đồng quảng cáo từ 4 nay đã thành 20 trong vòng một năm. Lợi nhuận của công ty quản lý nhóm cũng tăng gấp đôi so với năm trước.

Vén màn bí mật đằng sau việc nhóm nhạc K-Pop nhất định phải tham gia show âm nhạc ảnh 6

Thêm một điều bất ngờ nữa, đó là rating các show tạp kỹ, show giải trí có thể cao hơn, nhưng hiệu quả thì show âm nhạc vẫn đứng trên một bậc. Việc giành được vị trí số 1 trên chương trình ca nhạc, vẫn giúp nhóm nhạc nổi tiếng nhanh hơn nhiều so với việc làm khách mời trong một show thực tế hay show giải trí, dù chương trình này nổi tiếng đi nữa. Đó là lý do các nhóm nhạc coi việc biểu diễn trên show âm nhạc là hoạt động quảng bá chính, những show khác chỉ là phụ thêm mà thôi.

Bởi vậy, nghệ sĩ dù lớn hay nhỏ cũng đều muốn được biểu diễn trên show âm nhạc truyền hình hàng tuần. Bởi những gì mà họ nhận được sau đó, thật sự khó mà đo đếm ngay được.

Theo Koreaboo
MỚI - NÓNG
Báo Tiền Phong tổ chức cuộc thi về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu 'Giấc mơ xanh'
Báo Tiền Phong tổ chức cuộc thi về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu 'Giấc mơ xanh'
HHT - Nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, Báo Tiền Phong tổ chức cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video về bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH”, trên phạm vi toàn quốc. Thể lệ chi tiết và bài dự thi gửi qua Cổng thông tin cuộc thi, tại địa chỉ: https://giacmoxanh.tienphong.vn.
Các bạn nhỏ tự hào tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc
Các bạn nhỏ tự hào tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc
3 ngày tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc tại tỉnh Điện Biên là niềm vinh dự to lớn của mỗi đại biểu thiếu nhi. Được tới thăm những địa danh, gặp gỡ những nhân chứng làm nên lịch sử hào hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã mang lại cảm xúc không thể nào quên với các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm