Mùa dịch COVID-19 vừa qua cũng là thời cơ để các hình thức đa cấp "ra tay", khi mà công việc part-time của sinh viên không còn, kinh tế gia đình khó khăn và chúng mình tìm kiếm việc làm. Cụm từ khóa "vừa kiếm thêm thu nhập vừa phát triển kĩ năng kinh doanh" đánh trúng tâm lý của những sinh viên nhẹ dạ cả tin.
Các kịch bản mời gọi rất đa dạng và được tinh chỉnh để đánh trúng tâm lý từng đối tượng. Đối với một sinh viên yêu thích trải nghiệm và tham gia hoạt động - sự kiện, kịch bản sẽ được thay đổi thành dùng nhiều từ tiếng Anh rất "kêu" như "event planner", "plan quốc tế kết nối sinh viên".
Trong mẫu tin nhắn này, kẻ dụ dỗ lấy lý do "khảo sát sinh viên kinh doanh online" để thăm dò đối tượng. Một khi "con mồi" bắt chuyện sẽ lập tức trưng CV nghe có vẻ choang choang để tạo niềm tin và thuyết phục.
Khiến bạn nghĩ rằng dường như bạn đang bỏ lỡ một sự kiện hay ho được nhiều người quan tâm.
Lời chào thiện cảm nhưng chung chung, bỏ nhỏ các từ khóa "start-up", "doanh nghiệp trẻ" vốn hấp dẫn những sinh viên đang mong muốn có cơ hội học hỏi, cọ xát thực tế.
"Khoe khéo" thành tựu "đi làm tập đoàn nước ngoài" và "founder của dự án khởi nghiệp 4 năm" nhưng không nói chính xác tên tập đoàn để thu hút "con mồi".
Profile của những đối tượng đa cấp lừa đảo thường rất ấn tượng với CV làm việc qua rất nhiều nơi kèm hình ảnh long lanh. Tuy nhiên, khi kéo xuống tiếp, các đối tượng đa cấp lừa đảo sẽ share nhiều nhất về nơi làm việc của mình, cũng chính là công ty trụ sở lừa đảo.
Trang Facebook công ty không có logo, cũng không có phần giới thiệu chi tiết về công ty, hình ảnh đa số là các hoạt động team-building trông rất quy mô, hoành tráng.