3 nguy cơ hàng đầu có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của loài người

HHT - Những khung cảnh ảm đạm, mờ mịt, vắng vẻ vốn không xa lạ gì với chúng ta, vì chúng ta vẫn thấy chúng trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng, sẽ thế nào nếu đó là sự thật chứ không chỉ nằm trong trí tưởng tượng của con người?

Câu hỏi về sự tuyệt chủng của loài người đúng là điều mà chẳng ai muốn nghe. Nhưng thực tế, rất nhiều nhà nghiên cứu ở khắp thế giới đang hằng ngày đều xem xét khả năng này - và làm sao để chúng ta tránh được.

Có nhiều giả thuyết xoay quanh việc điều gì có thể khiến con người tuyệt chủng. Người ngoài hành tinh tấn công? Một tiểu hành tinh lao vào Trái Đất? Nhưng trong số nhiều khả năng, thì có một số nguy cơ dễ trở thành hiện thực hơn. Mà phải nói rằng rất có thể, chúng ta sẽ góp phần dẫn đến sự tuyệt chủng của chính mình. Dưới đây chỉ là một số điều mà các nhà nghiên cứu coi là những nguy cơ hàng đầu:

Chiến tranh hạt nhân

3 nguy cơ hàng đầu có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của loài người ảnh 1

Nguy cơ này càng tăng lên khi nhiều nước nghiên cứu để chế tạo vũ khí hạt nhân. Cũng như nhiều nguy cơ khác, rất khó ước tính rằng chiến tranh hạt nhân có thể hủy diệt bao nhiêu phần dân số trên Trái Đất. Mặc dù số người bị ảnh hưởng sẽ rất nhiều, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ này ít có khả năng dẫn đến sự tuyệt chủng.

Đại dịch

3 nguy cơ hàng đầu có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của loài người ảnh 2

Cách sử dụng công nghệ sinh học sai lầm là một nguy cơ khác khiến các nhà nghiên cứu đau đầu. Đây là kiểu công nghệ tận dụng sinh học để tạo ra những sản phẩm mới, nhưng điều đáng lo là con người có thể lạm dụng công nghệ sinh học để chế tạo những mầm bệnh chết người và lây lan rất nhanh. Từ đó, rất nhiều đại dịch có thể xuất hiện.

Thực tế, có nhiều đại dịch đến từ thế giới tự nhiên, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, những đại dịch do con người tạo ra là mối đe dọa lớn nhất, ít nhất là trong thế kỷ này. Lý do là vì những mầm bệnh do con người “thiết kế” thường sẽ có tác động tiêu cực hết mức có thể, bởi đi kèm với nó có thể là một mục đích xấu.

Biến đổi khí hậu

3 nguy cơ hàng đầu có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của loài người ảnh 3

Ảnh: Montree Hanlue/Shutterstock.com.

Nếu nói đến những nguy cơ đe dọa sự tồn tại của loài người thì không thể loại trừ sự biến đổi khí hậu - điều đã gây tuyệt chủng nhiều loài khác trên thế giới.

Do biến đổi khí hậu, nguồn lương thực có thể trở nên thiếu thốn, nước trở nên hiếm hoi, những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên…

Dù sao, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, ít có khả năng loài người tuyệt chủng vì một vấn đề đơn lẻ, mà như trong lịch sử, hầu hết sự sụp đổ của các nền văn minh là do nhiều yếu tố kết hợp lại. Nhưng có một lợi thế cho chúng ta, đó là khả năng học từ những bài học trong quá khứ, để từ đó có thể tránh được những thảm họa trong tương lai.

3 nguy cơ hàng đầu có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của loài người ảnh 4 
Theo (Theo Live Science)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?