4 điều người dân cần biết liên quan đến mã số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mã số Căn cước công dân có thay đổi về số so với Chứng minh nhân dân từ 9 số lên 12 số, vậy cần biết gì về mã số Căn cước công dân này?

Ý nghĩa mã số căn cước công dân

Căn cứ Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về cấu trúc mã số định danh như sau:

Mã số căn cước công là số định danh cá nhân được cấp cho người dân từ thời điểm đăng ký khai sinh gồm 12 số, có cấu trúc gồm:

- 6 số là mã thế kỷ sinh (01 chữ số);

Mã giới tính (02 chữ số);

Mã năm sinh của công dân (02 chữ số);

Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh (03 chữ số).

- 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

4 điều người dân cần biết liên quan đến mã số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip ảnh 1

Quy định về mã số trong căn cước công dân

Tại Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về mã số trong số định danh cá nhân như sau:

- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BCA.

- Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BCA, cụ thể:

+ Mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với giới tính và thế kỷ công dân được sinh ra được áp dụng như sau:

Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

+ Mã năm sinh: Thể hiện hai số cuối năm sinh của công dân.

Trình tự, thủ tục cấp mã số Căn cước công dân

Trình tự, thủ tục cấp mã số căn cước công dân đối với công dân đăng ký khai sinh

Tại Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh như sau:

- Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với CSDLQG về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho CSDLQG về dân cư;

Trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:

+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

+ Ngày, tháng, năm sinh;

+ Giới tính;

+ Nơi đăng ký khai sinh;

+ Quê quán;

+ Dân tộc;

+ Quốc tịch;

+ Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

Thủ trưởng cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.

- Trường hợp CSDLQG về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với CSDLQG về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay các thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP cho cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.

Cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mạng internet.

Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

4 điều người dân cần biết liên quan đến mã số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip ảnh 2

Trình tự, thủ tục cấp mã số căn cước công dân đối với công dân đã đăng ký khai sinh

Trình tự, thủ tục cấp mã số căn cước công dân đối với công dân đã đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP

- Công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên CSDLQG về dân cư.

- Ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong CSDLQG về dân cư. Trường hợp thông tin của công dân trong CSDLQG về dân cư chưa đầy đủ thì trong văn bản thông báo cần yêu cầu công dân bổ sung thông tin cho Công an xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư trú để thực hiện cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong CSDLQG về dân cư.

- Trường hợp công dân đã có số định danh cá nhân mà được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân sau khi công dân đó đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch. Cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập lại.

- Cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân đã được cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư xác lập cho công dân để cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 18 Nghị định 137/2015/NĐ-CP.

4 điều người dân cần biết liên quan đến mã số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip ảnh 3

Hủy mã số căn cước công dân đã cấp

Tại Điều 16 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về việc hủy mã số định danh cá nhân đã cấp như sau:

- Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân;

Tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong CSDL về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan.

- Cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư có trách nhiệm thông báo cho công dân và cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch về việc hủy, cấp lại số định danh cá nhân của công dân để làm thủ tục điều chỉnh giấy tờ, dữ liệu hộ tịch có liên quan; cấp giấy xác nhận về việc hủy và cấp lại số định danh cá nhân theo yêu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức.

4 điều người dân cần biết liên quan đến mã số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?