Áp thấp nhiệt đới Aghon đổ bộ 2 lần ở Philippines, sẽ thành bão mạnh đến mức nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Aghon đã trở thành áp thấp nhiệt đới đầu tiên ở Bán cầu Bắc trong mùa bão năm nay. Trái với dự báo ban đầu là nó có thể sẽ chỉ ở ngoài biển, Aghon đã đổ bộ liên tiếp 2 lần vào Philippines rồi vòng ngược ra biển, tiếp tục tăng cường độ.

Áp thấp nhiệt đới Aghon đã đổ bộ 2 lần, đều vào các địa điểm ở tỉnh Đông Samar (Philippines), vào đêm qua và rạng sáng nay, 25/5. Tại những nơi này, Aghon gây mưa lớn, có sức gió duy trì tối đa là 55 km/h, gió giật 70 km/h.

Hôm nay, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines (PCG) đã cử các đội cứu hộ đến trợ giúp người dân. Theo PCG, hơn 3.000 người đang bị mắc kẹt ở một số vùng vì thời tiết xấu, gây ra bởi Aghon.

Theo cơ quan khí tượng Philippines (PAGASA), Aghon sẽ mạnh lên thành bão vào khoảng trưa mai, 26/5. Như vậy, đây sẽ là cơn bão đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương trong mùa bão năm nay.

Áp thấp nhiệt đới Aghon đổ bộ 2 lần ở Philippines, sẽ thành bão mạnh đến mức nào? ảnh 1

Áp thấp nhiệt đới di chuyển khá nhanh và đã đổ bộ Philippines 2 lần. Ảnh: Rappler.

Việc Aghon hình thành vào thời điểm này là khá muộn so với hằng năm, và nó khiến 2024 trở thành năm mà hoạt động bão ở Tây Thái Bình Dương bắt đầu muộn thứ năm trong lịch sử. Năm có hoạt động bão bắt đầu muộn nhất (ở cùng khu vực) là 1983, khi cơn bão đầu tiên hình thành vào ngày 8/6.

Theo dự báo hiện tại, sang thứ Hai tới, 27/5, Aghon - khi đó đã thành bão - sẽ vòng theo hướng Bắc Đông Bắc để ra biển. Nếu đúng như vậy, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản có thể tránh được ảnh hưởng của Aghon.

Áp thấp nhiệt đới Aghon đổ bộ 2 lần ở Philippines, sẽ thành bão mạnh đến mức nào? ảnh 2

Vị trí của áp thấp nhiệt đới Aghon chiều nay, 25/5 (chấm tròn màu xanh da trời) và đường đi dự báo của nó. Ảnh: Zoom Earth, JMA.

Hiện nay, Aghon đang là áp thấp nhiệt đới, mà PAGASA vẫn đặt tên cho cả các áp thấp nhiệt đới nên nó mới có tên là Aghon. Các trung tâm khí tượng khác thường chỉ gọi các áp thấp nhiệt đới bằng số và chữ cái (chẳng hạn Aghon hiện được gọi là 01W). Còn cái tên đầu tiên trong danh sách tên bão ở Tây Thái Bình Dương năm 2024 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) là Ewiniar. Như vậy, khi Aghon đạt sức gió 63 km/h trở lên (trở thành bão) thì nó sẽ mang cái tên này, theo trang Fox Weather.

Theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ, Aghon sẽ thành bão rất mạnh vào thứ Ba, 28/5. Khi đó, sức gió của nó sẽ đạt 140 km/h.

Áp thấp nhiệt đới Aghon đổ bộ 2 lần ở Philippines, sẽ thành bão mạnh đến mức nào? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đợt nắng nóng ở miền Bắc kéo dài, Hà Nội có nhiệt độ cao duy trì nhiều ngày tới

Đợt nắng nóng ở miền Bắc kéo dài, Hà Nội có nhiệt độ cao duy trì nhiều ngày tới

HHT - Nắng nóng diện rộng ở miền Bắc có thể sẽ dịu đi vào một vài ngày nhất định, nhưng chỉ đỡ chút ít rồi lại tiếp tục nóng, nhiệt độ ở phần lớn các tỉnh thành nói chung vẫn cao. Tại Hà Nội, trong nhiều ngày tới, nhiệt độ cảm nhận cao nhất trong ngày gần như không hôm nào xuống dưới 40 độ C.
Tại sao nhiệt độ 40 độ C ở sa mạc lại dễ chịu đựng hơn ở các nước nhiệt đới?

Tại sao nhiệt độ 40 độ C ở sa mạc lại dễ chịu đựng hơn ở các nước nhiệt đới?

HHT - Khi nhiệt độ ở một thành phố thuộc một nước nhiệt đới, ví dụ như ở Thủ đô Hà Nội của nước ta, mà lên đến 40 độ C thì người dân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, dễ kiệt sức. Nhưng cùng mức nhiệt độ này ở sa mạc thì con người lại dễ chịu đựng được hơn. Tại sao lại như vậy?