Apple “bắt tay” Google ra mắt công cụ cảnh báo lây nhiễm COVID-19

HHT - Mới đây, hai "ông lớn" Google và Apple đã hợp tác phát triển công nghệ Cảnh báo lây nhiễm COVID-19 cho phép các ứng dụng được tạo ra bởi các cơ quan y tế cộng đồng hoạt động chính xác và hiệu quả hơn trên cả điện thoại Android và iPhone.

Theo đó, trong vài tuần qua, Apple và Google đã làm việc cùng nhau, liên hệ với các quan chức y tế cộng đồng, các nhà khoa học, các nhóm chuyên gia bảo mật và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới để xin ý kiến cũng như nhận được sự hướng dẫn từ họ.

Apple “bắt tay” Google ra mắt công cụ cảnh báo lây nhiễm COVID-19 ảnh 1
Cụ thể, công nghệ Cảnh báo lây nhiễm COVID-19 này sẽ khả dụng cho các cơ quan y tế công cộng trên cả hai nền tảng iOS và Android. Phía Google Apple cho biết những gì họ đã xây dựng không phải là một ứng dụng, mà là một API (Application Programming Interface - giao diện lập trình ứng dụng) cho phép các cơ quan y tế cộng đồng có thể tích hợp vào các ứng dụng sẵn có của họ được người dân cài đặt. 

Công nghệ này được thiết kế để làm cho các ứng dụng hoạt động hiệu quả hơn. Người dùng có quyền quyết định lựa chọn nhận Cảnh báo lây nhiễm hoặc không; hệ thống không thu thập hoặc sử dụng dữ liệu về vị trí từ thiết bị. Hôm nay, công nghệ này đã được chuyển giao cho các cơ quan y tế cộng đồng trên toàn thế giới.  

Apple “bắt tay” Google ra mắt công cụ cảnh báo lây nhiễm COVID-19 ảnh 2
Theo phát ngôn chung của Apple và Google, một trong những công nghệ hiệu quả giúp được các cơ quan y tế cộng đồng sử dụng trong các dịch bệnh gọi là theo dõi tiếp xúc. Thông qua hướng tiếp cận này, các cơ quan sức khỏe cộng đồng có thể liên hệ, xét nghiệm, điều trị và đưa ra lời khuyên dành cho những người có thể đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Một nhân tố mới của công nghệ theo dõi tiếp xúc là Cảnh báo lây nhiễm: Sử dụng công nghệ kỹ thuật số thông tin cá nhân để cho người dùng biết rằng họ có thể đã phơi nhiễm với virus. Mục đích chính của công nghệ cảnh báo lây nhiễm là đưa ra cảnh báo nhanh chóng, điều này đặc biệt quan trọng giúp làm chậm sự lây lan với một loại virus có khả năng lây nhiễm không có triệu chứng.
Bộ API nêu trên hiện chỉ được cung cấp cho các tổ chức y tế của chính phủ, không cung cấp rộng rãi cho các đối tượng khác.
Apple “bắt tay” Google ra mắt công cụ cảnh báo lây nhiễm COVID-19 ảnh 3
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?