Apple sẽ mở khoá iPhone miễn phí cho nạn nhân bị khoá iCloud từ xa

Apple sẽ mở khoá iPhone miễn phí cho nạn nhân bị khoá iCloud từ xa
HHT - Người dùng cần liên hệ với tổng đài tiếng Việt của Apple để được hỗ trợ mở khoá iCloud miễn phí.

Như chúng ta đã biết, gần đây một hacker có tiếng trên mạng đã phát hiện một lỗ hổng của Apple, cho phép khoá từ xa iCloud với một chiếc iPhone iPad bất kì. Bắt đầu từ đây, hacker này đã phát hành công cụ để ai cũng có thể khoá từ xa iCloud dựa trên lỗ hổng mình đã phát hiện ra.

Sau khi công cụ này được công khai rộng rãi trên mạng, đã có không ít trường hợp người dùng iPhone tại Việt Nam bị khoá iCloud và reset máy về trạng thái xuất xưởng. Điều này đồng nghĩa là chiếc iPhone bị khoá sẽ trở thành “cục gạch” đúng nghĩa. 

Apple sẽ mở khoá iPhone miễn phí cho nạn nhân bị khoá iCloud từ xa ảnh 1
Công cụ khóa tài khoản iCloud của bất kì thiết bị nào từ xa mà không cần động đến máy của nạn nhân.

Nhận thấy nhu cầu của mở khoá iCloud của các nạn nhân, một số người Việt đã mở dịch vụ mở khoá iCloud với khoảng 2 triệu đồng, rẻ hơn so với mức 3-4 triệu đồng của dịch vụ mở iCloud truyền thống. Tuy nhiên, đây là một số tiền khá lớn, đặc biệt là đối với những mẫu iPhone đời thấp có giá trị không cao.

Dẫu vậy, theo thông mới đây từ Trí Thức Trẻ, Apple sẽ mở khoá miễn phí cho những chiếc iPhone bị khoá iCloud bởi công cụ của hacker kể trên.

Apple sẽ mở khoá iPhone miễn phí cho nạn nhân bị khoá iCloud từ xa ảnh 2
iPhone của một người dùng tại Việt Nam đột nhiên bị khoá iCloud.

Theo đó, người dùng có thể liên hệ với tổng đài tiếng Việt của Apple là 18001127 (miễn phí, thời gian hoạt động 9h-18h từ T2-T6) để được hỗ trợ. Người dùng cũng có thể yêu cầu trợ giúp qua website của Apple tại địa chỉ https://getsupport.apple.com, chọn Apple ID, sau đó chọn iCloud, FaceTime và Tin nhắn.

Tuy nhiên, bạn cần biết là Apple sẽ chỉ nhận mở khoá iCloud đối với những trường hợp iPhone bị khoá bởi công cụ hacker nêu trên. Đối với những trường hợp iPhone bị khoá bởi những lý do cá nhân, Apple sẽ từ chối mở khoá iCloud, hoặc người dùng không có bằng chứng rõ ràng về quyền sở hữu thiết bị.

Ngoài ra, người dùng là hãy cẩn trọng bảo mật thông tin iPhone, iPad của mình. Tuyệt đối không tiết lộ số IMEI tùy tiện cho các nguồn không đáng tin cậy sử dụng vào những mục đích khác nhau.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?